PHẦN THỨ HAI
****
NHỮNG NGƯỜI TỴ NẠN Ở ĐẢO BIDONG

10.- "MỘT CON TÀU CHO VIỆTNAM"


Vào mùa thu năm 1978, chiếc Hải Hồng đã cho người dân Pháp thấy chuyến hàng của mình gồm toàn những người tỵ nạn cùng khổ với cặp mắt lơ lơ láo láo. Chiếc tàu nầy, vì không một ai thích chứa nó, cho nó nhập bến, nên đã trở thành một cái phao lênh đênh trên mặt biển, đó là giai đoạn đầu của một phong trào nhạy cảm thật sự của bài toán người dân tỵ nạn. Đối với một số người thì đó là khởi điểm của một sự phiêu lưu có tánh cách nhân đạo có thể nói là không tiền khoáng hậu.
Đó là chuyện phiêu lưu của chiếc tàu mang tên là "Hòn Đảo của Ánh Sáng", một chiếc tàu hàng được cải biến thành một chiếc "tàu bệnh viện", mà đối với hơn 40.000 người Việt Nam vô gia cư đó là "chiếc tàu trắng”
Trong khi những hình ảnh của chiếc tàu hàng mang tên Hải Hồng vẫn còn mãi trong trí nhớ của mọi người từ đầu tháng mười một năm 1978, thì ông Bernard Kouchner nhận được một lời kêu gọi của ông Jacques Broyelle. Hai người nầy thật sự không người nào biết người nào hết. Nhưng họ cùng có một dĩ vảng chiến đấu chung trên nhiều đoạn đường mà chưa bao giờ họ có dịp gặp được nhau.
Ngày hôm đó ông Jacques Broyelle đã đưa ra một đề nghị,  một ý kiến rất là chính xác, cần có sự giúp đỡ mới thực hiện được . Ông ta muốn cứu giúp người tỵ nạn Việt Nam. Ông kêu gọi ông Bernard Kouchner tham gia giúp ông môt tay.
Ông Jacques Broyelle năm nay 35 tuổi, là một nhà văn, đã cùng với bà vợ là Claudie tham gia vào hàng ngũ mao-ít cho đến những năm đầu của thập niên 70. Trong thời gian đó ông đã cụ thể hóa giấc mơ của nhiều người và đã đến Trung Quốc. Hai ông bà đã sống ở Trung quốc đến 2 năm và đã mang về một cuốn sách, quyển "Trở lại Trung Hoa lần thứ hai", nói lên sự đoạn tuyệt với ý thức hệ mà hai người đã từng bảo vệ từ lâu.
Vào đầu năm 1978, họ đã ý thức được bài toán của những người tỵ nạn và với vài người bạn như ông Geismar và Dantec, họ đã đi tìm một phươg tiện để cứu giúp những người mà thiên hạ vừa gọi là "thuyền nhân" . Bắt đầu bằng chiếc tàu chở hàng Hải Hồng.
Người mà ông Jacques Broyelle gọi điện thoại  là một vị bác sĩ, 39 tuổi, người đã từng phục vụ trong nhóm "Bác Sĩ Không Biên Giới", là người đã  tham gia trong sự hình thành nhóm nầy từ năm 1971. Là một cựu thành viên trong hội Sinh Viên Cộng Sản, ông Bernard Kouchner đã có một dĩ vãng hoạt động quá đầy đủ. Năm 1964, ông là người có trách nhiệm trong nhóm sinh viên cộng sản đầu tiên đi thăm Cuba. Năm sau đó ông bị trục xuất ra khỏi đảng vì có tư tưởng chống Staline. Đến năm 1968, ông từ bỏ cánh tả vì không thích "luận cứ trốt kít" như ông đã thường chỉ trích. Chính vào năm đó lần đầu tiên ông gia nhập vào toán y tế hải ngoại với ông Max Récamier. Trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến 1970, ông bắt đầu nghĩ đến tổ chức "Bác sĩ Không Biên Giới". Từ đó đã có rất nhiều nhiệm vụ liên tục tiếp nối nhau theo biến chuyển của thời cuộc: 1970 ở Jordanie và động đất ở Pérou với tổ chức "Đất Sống cho Con Người"; 1971 ở Bangladesh và sự thành lập tổ "Bác sĩ Không Biên Giới"; và trong khuôn khổ đó nhiệm vụ tiếp tục ở Nicaragoa, Kurdistan (Iran) ở Honduras, Tibesti, Sài Gòn, Guatamala, Erythée, Liban, Syrie v.v… Thêm vào đó còn có một quyển sách "Nước Pháp Man Rợ" ( La France Sauvage), và một vở kịch "Phàm Ăn" (Vorace) và một tạp chí, tờ  "Thảo Luận về Y Học" (Lecture Médicale).
Lúc ông Jacques Broyelle gọi điện  thoại cho ông, ông tuyên bố là ông sẵn sàng hành động để giúp đỡ người tỵ nạn. Hai người đã ước tính với nhau là đến một lúc nào đó họ phải tố cáo cuộc chiến ở Việt Nam vì lo cho dân chúng Việt Nam hơn là vì ý thức hệ cách mạng , do đó hai người phải tiếp tục bênh vực cho dân chúng Việt Nam chống lại cộng sản là những người mà họ đã ủng hộ trước kia.
Một phiên họp được tổ chức ngay sau buổi nói chuyện nầy. Các ông Bernard Krouchner, Claudie và Jacques Broyelle, Bernard-Henri Lévy, những người ly khai cộng sản Liên Xô và ông Võ văn Ái đều đặc biệt có mặt trong phiên họp đó. Họ đồng quyết định lập ra ủy ban "Một Con Tàu cho Việt Nam " mà trụ sở đặt ngay tại văn phòng của tạp chí Quê Mẹ của ông Võ văn Ái. Ông Ái là người đã sống bên Pháp từ nhiều năm qua và với tờ Quê Mẹ của mình , ông cùng nhiều hiệp hội khác lo bênh vực cho người Việt Nam ngay trong nước cũng như ở hải ngoạ nầy. Sau đó họ tính với nhau để tìm một phương pháp tốt nhất để cứu giúp những người tỵ nạn lúc bấy giờ đang bị chết chìm quá nhiều trên đường vượt biên trên biển Nam Hải.
Hội họp, biểu tình, kêu gọi, tuyên bố v.v….họ thấy cũng chưa đủ. Cần phải có vài hành động cụ thể hơn, chính xác hơn, để từ đó động viên những ai muốn giúp đở hay ủng hộ những người vượt biên tỵ nạn cộng sản . Lúc bấy giờ ông Bernard Krouchner mới đưa ra ý kiến là phải có một chiếc tàu để "vớt" các "thuyền nhân" trên biển.
Dự án nầy thật là hấp dẫn, thậm chí còn ly kỳ nữa, và được xem như  không còn có gì hơn, thật có ích lợi cụ thể hơn nữa. Ý kiến nầy được mọi người chấp nhận và một lời kêu gọi được đưa ra ngay sau đó để thu thập các chữ ký của tất cả những nhân vật nào muốn hợp tác với ủy ban. Và rất nhanh chóng được các giới ký tên tham gia, từ các đảng phái chánh trị  đến mọi xu hướng khác. Xin được  kể ra đây để nhớ : các ông Jean Paul Sartre, Raymond Aron, Brigitte Bardot, Yves Montant, Simone Signoret, André Glucksman và nhiều bạn khác nữa. Đối vời những sáng lập viên của ủy ban thì đây là niềm thích thú đầu tiên có tầm cỡ, vì họ muốn trước hết phải ly khai với chánh trị truyền thống. Đồng thời họ tổ chức ngay cấu trúc. Ông Claudie Broyelle được bầu làm chủ tịch, bà Rosanne Lhermitte đặc trách liên lạc với báo chí và bà Francoise Gautier thủ quỹ. Tiếp theo vào ủy ban với nhóm đầu tiên còn có Mariot Bettali, một chuyên viên về luật quốc tế, Evelyne Pisier Kouchner, giáo sư trường luật, nhà báo Olivier Todd, ông Jean-Marie Lauga, hải quân thiếu tá, Jean-Paul Pagès, thuộc công ty hàng hải, Jean-Claude Sénéchal,vô tuyến truyền thanh , v.v….
Ngày 20/11 ủy ban ra mắt với một cuộc họp báo đầu tiên và các cuộc lạc quyên  được tung ra liền ngay sau đó không cần chờ đợi. Muốn có một chiếc tàu thì trước hết phải có tiền. Báo chí được khuyến khích cho đăng quảng cáo không lấy tiền ..và tiền bắt đầu vô. Nhiều buổi họp của ủy ban về tổ chức được tiếp tục . Đến ngày lễ Giáng Sinh thì hằng trăm triệu quan cũ đã được thấy trong ngân quỹ. Đến đầu năm 1979 thì số tiền đã lên đến 1,3 triệu mỹ kim. Ủy ban tuyên bố ngay là đã đến lúc bước qua giai đoạn cụ thể của dự án : Thực Hành                
Còn phải có một thời gian dài nữa để thương thảo với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc , với chánh phủ Mã Lai và chánh phủ Pháp để tìm sự yểm trợ của các nơi nầy.. Nhưng các nơi nầy đều thống nhất trong việc ngăn cản, không cho họ cứu các thuyền nhân ngoài biển. Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc thì sợ là hành động "cứu thuyền nhân trên biển" có thể sẽ  khuyến khích người Việt Nam vượt biên ra đi càng nhiều hơn nữa.. Cũng còn có bài toán "tiếp nhận người tỵ nạn"  về phía các quốc gia đệ tam.  Thử tiếp xúc với nước Nouvelle Calidonie để xin chiếu khán nhập cảnh bị thất bại hoàn toàn từ phía các chánh quyền địa phương. Như vậy nên Ủy Ban lúc bấy giờ mới quyết định thay đổi dự tính ban đầu của mình  là thuê bao một chiếc "tàu bệnh viện" .Tức thì có ngay quá nhiều bài toán mới được đặt ra cho Ủy Ban. Chọn một con tàu tại Âu Châu sẽ mất nhiều tiền hơn vì đường đi từ đây đến Đông Nam Á Châu quá dài. Mướn một con tàu từ Tân gia Ba chắc có lợi hơn, nhưng vấn đề các quốc kỳ được treo trên tàu chưa tin tưởng được. Hay nhất là tìm một con tàu Pháp.
Môt thành viên trong Ủy Ban vốn là một người môi giới trong nghề hàng hải tung ra một lời kêu gọi đấu thầu khắp thế giới, và những đề nghị đầu tiên tấp nập bay đến…
Trước hết là một công ty hàng hải chuyên chở người hành hương Pakistan không nhận khi họ biết rõ mục đích và nhiệm vụ chính xác mà họ phải đảm nhận. Ủy Ban chú ý đến một chiếc tàu hàng, chiếc Rose Schafino đang được rao bán ở Havre, nhưng được biết là quá đắt. Cuối cùng vào tháng hai,ông Michel Cordier, giám đốc một công ty hàng hải nhỏ của quốc gia Calidonie đề nghị bán chiếc tàu hàng duy nhất của công ty, chiếc "Hòn Đảo của Ánh Sáng". Ủy Ban đồng ý sự chọn lựa nầy. Chiếc tàu nầy có vẻ sẽ thích hợp để biến cải nó thành một con tàu bệnh viện, tiền mướn mỗi ngày là 13,000 quan có thể trả được, hơn nữa nó đậu ở một hải cảng không xa lắm đối với địa điểm thi hành nhiệm vụ sau nầy. Thường thì con tàu nầy hay chạy giữa Nouvelle Caledonie, Nouvelle Zéland và Úc Châu.
Ông Bernard Krouchner đi đến Nouméa để bắt đầu công tác biến cải con tàu thành một bệnh viện  nổi, theo kế hoạch của thuyền trưởng Couvert, chuyên viên của ủy ban. Ông Couvert nầy đã về hưu gần đây thôi, sau khi đã đảm nhận nhiệm vụ thuyền trưởng từ năm 1938 đến 1964 trên 17 con tàu chạy dọc theo bờ biển Phi Châu, sau đó đã  nghiên cứu thực hiện thành công nhiều đồ án; như bố trí các thiết bị cho cảng Port- Étienne và Erromange, ở Hébrides; như di tản gổ từ Guyane và Lagos.v.v… Giờ thì ông để hết thì giờ và tâm trí làm việc cho ủy ban.
Thật là chán ngắt nếu mô tả hết từng chi tiết về vô số các cuộc vận động để có được các giấy phép và các thay đổi cần thiết trên tàu. Bài toán nào cũng khó khăn, nhưng ủy ban có được sự đồng ý của Bộ Giao Thông, và một công ty bảo hiểm muốn lãnh trách nhiệm đối với con tàu, chỉ nhờ vào tiền thưởng quan trọng liên quan đến tất cả các loại rủi ro bất trắc mà con tàu sẽ  gặp phải như: nạn cướp bóc của bọn Thái lan, nạn khám tàu của cảnh sát Việt Nam v.v..Vùng hoạt động của con tàu được lựa chọn xong sau khi ông André Glukman đến viếng đảo Bidong, "hòn đảo rắn rít", nơi có trại tỵ nạn lớn nhất  ở Mã Lai. Ông tường thuật lại cho ủy ban nghe "làm cách nào mà những người tỵ nạn chẳng có gì ngoài hai bàn tay thôi mà thành công trong việc tổ chức đời sống ở đó. Trên đảo cũng đã có một ủy ban, kiểu như một chánh phủ với các bộ trưởng và quốc hội ra tay làm hết mọi việc cho đời sống của mọi người." Vì không còn lo vớt các thuyền nhân trên biển nữa nên Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã gỡ bỏ hết các lệnh cấm cuối cùng của họ.
Những  bài toán quan trọng coi như đã giải quyết xong hết, ủy ban mở một cuộc họp báo mới và tiến hành một chiến dịch lạc quyên lần thứ hai để có thêm ngân sách hoạt động
Ở Nouméa, con tàu "Hòn Đảo của Ánh Sáng" được chuẩn bị cho nhiệm vụ của nó . Ủy ban "Tình Nghĩa", vốn được thành lập trong mục đích giúp đỡ người tỵ nạn, đã tổ chức nhiều cuộc lạc quyên, có nhiều thùng lạc quyên đặt ở các tiệm buôn của thành phố, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của báo chí và truyền hình, và cũng thành công trong việc tổ chức các đêm văn nghệ cho các nhân vật  chánh trị địa phương lên hát, nên được rất nhiều tiền. Cũng như dân chúng của mình, quốc gia Nouvelle-Calédonie nhỏ bé nầy được coi như bị thế giới bỏ quên, nhưng đã có một sự giúp đỡ thật quan trọng trong việc  trang bị cho con tàu đang nằm ở hải cảng Nouméa của mình. " Trung tâm nghiên cứu khoa học và Kỹ thuật hải ngoại"(O.R.S.T.O.) (1)đã cho mượn một máy phát điện, quân đội cũng vậy. Công ty Esqual đã cho thùng và chậu đựng nước .Còn chánh quyền thì cho giường ngủ mới v.v....Dân chúng cũng tham gia, cho tủ lạnh và vải trải giường, mền, chén dĩa, thức ăn…. Quân đội xuống hầm đặt hằng trăm chiếc giường cho bệnh viện, người khác thì trang bị 2 phòng ngủ và lều dã chiến cho các bác sĩ và nhà báo.
Ở Pháp thì ủy ban giải quyết các bài toán cuối cùng và tìm một số bác sĩ có thể làm việc trên tàu, từng toán thay phiên nhau hằng tháng.
Vào cuối tháng 3 thì mọi việc đều sẵn sàng hay sắp sẵn sàng. Nhưng 5 tháng tích cực hoạt động sau cùng đưa tới hành động thực tế cũng đã mang lại vài bóng đen trên bảng. Khi ủy ban mới vừa được thành lập thì có quá nhiều sự dèm pha, và nhiều tờ báo đã chỉ trích dự án. Từ tờ Humanité cho đến tờ Figaro, ủy ban gặp rất ít sự hỗ trợ, không có là đằng khác, ngoại trừ tờ l'Aurore, l'Express và đài truyền hình . Hai tờ Le Monde và le Nouvel Observateur lâu lắm mới có phản ứng. Có quá nhiều người còn hoài nghi và không tin tưởng vào sự thành công. Đó là chưa nói đến những người có tính đa nghi chỉ nhìn thấy sự gian xảo trên chiếc tàu. Nhưng việc gì cũng có những tiền lệ của nó. Có một số sáng kiến riêng tư cũng luôn được chú ý tới. Michel Roy, một sinh viên về ngôn ngữ Đông phương, đã thuật lại rằng "Muốn thử cứu trợ thẳng các người bị "bệnh dịch hạch" đó, tổ chức "World Conference Religion of Peace đã thuê 2 con tàu năm 1976 chiếc Leap Dal và chiếc Rowland, nhưng thay vì đi cứu các thuyền nhân, hai thuyền trưởng nầy lại đi tìm thuyền nhân Việt Nam , Lào và Campuchia đang tạm cư bất hợp pháp ở Mã Lai hay ở Thái Lan rồi đòi 800 $ mỗi người để đưa họ tới Úc Châu. Nhưng lại không có nước nào muón nhận các người tỵ nạn nầy".
Hành động của ủy ban cũng tạo ra sự rạn nức trong nhóm "Bác sĩ Không Biên Giới" vốn có quan niệm rằng chuyện của ủy ban ra ngoài khuôn khổ của nhóm.
Ngoài ra còn có những chuyện tấn công thẳng thừng nữa. Tờ báo Minute tố cáo là ủy ban có nhiều điều mờ ám trong việc kế toán, bởi các tờ ngân phiếu hình như chỉ được để tên Quê Mẹ hay Võ văn Ái. Cảnh sát có mở một cuộc điều tra nhưng cho đến tháng 7/1979 các kết quả lại không được công bố .
Các mủi dùi tấn công nầy đã làm trở ngại không ít hành động của ủy ban. Nhưng ngày 29 tháng 3, chiếc "Hòn Đảo của Ánh Sáng" nhổ neo và chạy đến Tân gia Ba, trong vòng 12 ngày. Thuyền trưởng là ông Herbelin, 28 tuổi, người  miền Bắc, có râu quai nón, rất điềm tĩnh đã phục vụ trong ngành hàng hải vì say mê cánh bườm. Các tính tốt về ngoại giao của ông ta về sau nầy đã cứu vãn rất nhiều tình huống. Phụ tá cho ông thì có ông Werner, người Thụy sĩ, lớn con như một lực sĩ và xâm mình như một thủy thủ khi xưa .  Thủy thủ có 14 người  từ hầm máy lên tới bon tàu, người Néo Calédonie, Wallisien hay người Pháp . Trong số nầy có 2 người rất trẻ, làm bếp , Paul và Milou, vốn coi chuyến hải hành nầy là một chuyến phiêu lưu lớn lần đầu tiên trong đời.
Bernard Krouchner  và Jean-Claude Sènèchal cùng đến Tân gia Ba với toán bác sĩ với một cô y tá Guylaine Martin, người  đã từng phục vụ 2 năm cho Hội Hồng Thập Tự Liban, một bác sĩ gây mê, ông Vladin Radoman, dân tỵ nạn Yougoslave, mà các tính tốt đã được nhận  thấy ở Biafra, ông Pierre Bonniaud, bác sĩ chuyên  về đường ruột, 27 tuổi, đến từ Dijon, và sau cùng là ông Eric Cheysson, bác sĩ mổ 28 tuổi đang làm việc ở Orléans. Tất cả đều bỏ hết việc làm để đến làm việc không công cho con tàu bệnh viên. 
Có một số phóng viên nhà báo cùng đi với phái đoàn. Ngoài René Sintes, thuộc tờ France Australe đi từ Nouméa cùng với con tàu, người ta còn thấy Jean Pavlovsky, của tờ Sygma đặc biệt được phép có những hình ảnh đầu tiên cho tờ báo, và 2 toán truyền hình, một của Đức và một của Antenne II.
Tại Tân gia Ba, chỉ cần có 5 ngày để bổ sung sắp xếp cho con tàu và  đặt dụng cụ y khoa, máy móc cần thiết cho các bác sĩ . Sau đó ngày 17 tháng 4, tàu nhổ neo một lần nữa, hướng về Pulau Bidong, kể cả còn có lúc đi lòng vòng để tìm cứu vớt các con thuyền của người  tỵ nạn. Nhưng biển Đông quá mênh mông, chẳng thấy có con thuyền nào và đến chiều hôm sau họ mới thấy được đảo Pulau Bidong.


-----------------
Xin đón xem tiếp:    11.- CON TÀU TRẮNG



Trở về trang đầu          Trang sau
1