Phần Một
(tiếp theo)

8.-  TRƯƠNG VĂN VĨNH


   Chiếc tàu đổ bộ LST rộng lớn rời cảng chở đầy những người cuồng loạn và chạy lần ra giữa lòng sông Sài Gòn. Hải quân trung úy Vĩnh nhìn nó một lúc lâu. Anh không hề có một chút cay đắng nào trong cặp mắt của anh hết. Chỉ có một ít buồn lòng được nhận thấy trong mắt anh thôi. Nổi buồn phải xa các bạn đồng ngũ trong thủy thủ đoàn của anh, những  người bạn đã cùng anh chiến đấu trong mấy tháng dài.. Được thuyên chuyển đến chiếc tàu đổ bộ nầy từ đầu năm 1975, anh đã có tham gia vào một vài trận chiến. Nhưng cũng có nhiều trận lui quân. Cho đến Sài Gòn. Và giờ đây chuyến chạy trốn mới nầy nữa, chuyến nầy nó sẽ  đến Guam như vị chỉ huy đã nói.
Anh cúi xuống nhặt chiếc ba lô cũ của mình và trở bước đi vào thành phố. Trong thâm tâm Anh thầm chúc may mắn cho tất cả các bạn đồng ngũ của mình. Phần Anh, anh không thể nào chạy  khỏi đây một mình được vì cha mẹ anh vẫn còn ở Cần Thơ. Anh chỉ còn biết là phải trở về đó với cha mẹ mình và xem những gì sẽ dành cho mình trong tương lai….   
    Anh khó mà nhìn ra đường phố Sài Gòn, nơi mà Anh đã chưa trở về từ hơn một năm nay. Đâu đâu Anh cũng gặp số người gần như hốt hoảng. Có nhiều người thật sự đông như những bầy kiến lửa đang bu quanh các nhà để cướp bóc, hôi của, dọn sạch… đến độ chỉ còn sườn trống không như bộ xương khô.. Xa xa trong thành phố lúc  nhúc những nhóm người ngơ ngác và hốt hoảng. Lại có hằng trăm thương bệnh binh, những kẻ cụt chân cụt tay, què quặt, băng bó đầy mình, máu me be bét, những trẻ con nạn nhân của bom đạn và những ông già kiệt sức… . Anh còn thấy những người chỉ mặc quần áo lót chạy lung tung khắp các nẻo đường. Họ đã bỏ hết khí giới của họ thành từng đống một trên hè phố, trút bỏ và vứt hết quân phục của họ vào sáng hôm nay 29 tháng 4 năm 1975. Sự tan vỡ và tán loạn đã được thấy rất rõ khắp nơi. Nhưng anh Vĩnh chợt mỉm cười khi anh thấy những đoàn trực thăng bay qua, những chiếc cuối cùng, mang theo các dòng người hốt hoảng ra Hạm đội 7  vốn đang chờ họ đâu đó ở ngoài khơi. Ít nhất người Việt Nam cũng chưa phải là những người duy nhất phải cúi gầm đầu xuống mà chạy trốn khỏi nơi đây.
     Anh Vĩnh phải tìm lâu lắm mà không tìm được  một chiếc xe nào để đi về Cần Thơ. Mấy hôm nay, xăng rất khan hiếm và phần đông dân chúng Sài Gòn chỉ có nghĩ đến chuyện chạy đi trốn và tự bảo vệ lấy mình.Quá thất vọng, Anh đến nhà một người bạn, cũng độc thân như anh. Anh nầy rất vui vẻ và niềm nở đón nhận anh, vì cảm thấy an toàn hơn khi có bạn, không còn phải sống cô đơn một mình.
     Cả hai anh em cùng sống với nhau trong ngày Sài Gòn bị thất thủ.
Vĩnh cảm thấy tim mình như thắt lại khi các chiến xa cộng sản ló dạng trong những tiếng gầm rú của máy nổ và tiếng xích sắt nghiền trên đường.
     
      Anh rất ngạc nhiên vì sự yên tĩnh trên các đường phố. Các "bộ đội" có vẻ như vui vẻ và thân thiện, và dân chúng Sài Gòn hình như cũng được khuyến khích vì thái độ đó của họ nên cũng bắt tay hoặc lễ phép hoan hô họ. Cũng có nhiều người khác giữ thái độ im lặng không nói gì. Có vài người bắt đầu lấy cờ Việt cộng ra và treo lên cửa sổ. Đôi khi có một vài loạt súng xa xa nhưng rồi sau đó thì im ngay.
       Anh cũng thử đi xuống phố chơi. Thành phố hình như bị chiếm mà không có một thảm kịch nào. Anh tự hỏi mình sẽ làm gì cho thích hợp đây ? và anh quyết định sẽ chờ xem như những người khác.
       Vài ngày sau đó, đài phát thanh loan báo rằng tất cả công chức và quân nhân phải đến những nơi được qui định chính xác để đăng ký với chánh quyền quân sự mới (Ban Quân Quản). Anh quyết định phải đi trình diện với chánh quyền cộng sản. Nhưng anh quá đỗi ngạc nhiên, là sau khi ghi chú đầy đủ tên họ và cấp bậc của anh, người ta bảo anh về nhà và cứ ở đó chờ. Anh có cảm tưởng rằng những người chủ mới nầy của đất nước hình như chưa biết việc gì đã xảy ra.
      Ngay ngày hôm sau, anh Vĩnh lên xe đò về Cần Thơ để chờ đợi, như người ta đã cho lệnh anh. Cuộc chiến đã chấm dứt, và vùng đồng quê rất là yên tĩnh. Người ta có nói về một vài ổ kháng chiến phân tán rải rác đâu đó trên lãnh thổ, nhưng ngoài ra không có gì nhúc nhích hết. Cả dân chúng Miền Nam Việt Nam đều chờ đợi….
      Vào khoảng cuối tháng 6/ 1975, anh được lệnh phải đến một trong những trường học trong thành phố để học tập chánh trị . Các bài giảng sẽ được kéo dài trong vòng một tháng và người ta đòi hỏi anh phải mang theo tất cả những  gì cần thiết trong thời gian đó. Do đó anh Vĩnh phải lo mang theo thực phẩm, thức ăn, áo quần, anh từ giã cha mẹ và đến trường học được người ta chỉ định. Cha mẹ anh nhìn anh ra đi mà nước mắt tuôn trào .Ở trường học Anh gặp được một số sĩ quan khác đã cùng nhận được lệnh như Anh, và các "bộ đội" hướng dẫn họ vào phòng học. Họ tìm chỗ ngồi đại xuống đất và kiên nhẫn chờ. Ngoài hiên thì có các binh lính cộng sản đi tuần rỏn, và có tiếng chim hót… Nếu không có bầu không khí ngột ngạt nơi đây thì anh Vĩnh có thể coi như mình đang ở trong thời gian nghỉ hè.    
      Vẫn trong thế ngồi dưới đất, họ bàn cãi với nhau chuyện nầy chuyện nọ, trao đổi với nhau những kỷ niệm tác chiến của nhau, và tự hỏi về số phận của các bạn đồng ngũ bị mất tích. Các cuộc bàn cãi trao đổi với nhau như thế được kéo dài trong….. một tháng. Vì trong vòng 30 ngày đó người ta tuyệt nhiên không đòi hỏi họ làm gì hết. Họ quá buồn bực đến độ không biết phải làm gì. Người ta cấm không cho họ rời khỏi trường học, và mỗi khi họ có hỏi lính gát thì những người nầy bảo họ cứ chờ.
      Nhưng rồi chuyện ăn không ngồi rồi nầy đã làm họ trở nên quá bực tức. Có nhiều người thần kinh quá căng thẳng quá chịu hết nổi phải la hét lên và còn chửi mắng bọn lính gác nữa. Các bạn khác  khuyên nhủ họ và nói cho họ hiểu rằng bọn cộng sản đã cố ý muốn cho mình bị căng thẳng thần kinh cho nên chúng ta cần phải cố gắng chịu đựng.
      Sau thời gian một tháng như vậy thì bọn "cán bộ" với gương mặt rất ngiêm khắc và khô khan xuất hiện. Họ tự giới thiệu như những giáo sư chịu trách nhiệm "lên lớp" để giảng về chánh trị trong vòng một tháng.
     Các bài giảng về chánh trị bắt đầu trong lớp từng nhóm nhỏ một. Bài học đầu tiên xác nhận ý nghĩa cho tất cả các sĩ quan bị đi học tập. Cán bộ viết lên bảng đen đầu đề của bài giảng đầu tiên: "Bọn Mỹ là kẻ thù số một của nhân dân ta và của nhân dân trên toàn thế giới" Sau đó để áp dụng họ giải thích lý do tại sao. Để nêu rõ sức mạnh của Việt Nam , họ cho một ví dụ. Nếu người ta xét và so sánh về  mức sản xuất dầu hỏa của Miền Bắc Việt Nam và của Mỹ thì mức sản xuất của Việt Nam to lớn như một con voi, và của Mỹ thì chỉ không lớn hơn một con tem bưu điện. Nghe như thế anh Vĩnh đâm ra ngơ ngác. Làm sao người ta lại có thể nói ra những điều ngu xuẩn như thế chỉ trong vòng có bao nhiêu chữ ? Người  ta sẽ dứt khoát đánh giá họ chỉ là một bọn trẻ con.
Nhưng lần lần về sau trong những ngày kế tiếp công tác tẩy não nầy trở thành khó có  thể chịu nổi. Hơn nữa sau mỗi bài giảng các "sinh viên" phải họp nhau lại trong những buổi phê bình chỉ trích người Mỹ. Rồi sau đó còn phải làm những bài luận văn dài để trả lời các câu hỏi trong bài giảng. Vĩnh nhận thấy ngay sự phô trương khi đi sâu vào trò chơi của bọn "Cán Bộ". Anh có nhiều cố gắng để tìm các câu trả lời sáng giá nhất trong một tinh thần ngông cuồng nhưng vui vẻ nhất dưới mắt bọn cộng sản. Tất cả những gì anh tìm được đều nằm trong phong cách kiểu con voi và chiếc tem thư. Chỉ bằng phương pháp nầy anh tự cảm thấy bây giờ mình là một loại thầy của các thầy mình, biến họ thành trò cười mà họ không bao giờ nhận biết. Anh cứ chơi trò chơi nầy và suốt trong các bài giảng  để tránh nè cái gọi là giả bộ chăm chỉ tối đa mà đầu óc anh vẫn nghỉ đến những câu hỏi hóc búa khác như: Thằng bạn học ngồi bên cạnh khi anh mới đi học tên là gì? Bài thơ đẹp nhất mà anh đã đọc qua một lần trong một cuốn sách Anh văn đã kết thúc ra sao ? Đứng bên cạnh anh, là vị đại úy bác sĩ lúc bấy giờ đang tìm những triệu chứng vô vị nhất của những chứng bịnh lạ lùng nhất. Có rất nhiều anh đã dùng kỹ thuật nầy của anh Vĩnh , và trong lúc anh cán bộ tìm đủ lý lẽ để nhồi nhét cho họ mọi khái niệm về ý thức hệ Mác xít, thì họ trịnh trọng ngẩng đầu lên để đếm xem anh bạn ngồi phía trước có bao nhiêu lông chân, hay để tìm những công thức cũ về lý hóa mà họ đã học hồi xưa.  
      Chiều tối, ngồi lại với nhau, coi như để trả thù, họ phá ra cười và thuật lại cho nhau nghe những gì đã diễn ra trong thâm tâm họ về buổi học trong ngày. Vừa chế diễu bằng cách chọc quê những tên cai tù, họ có cảm tưởng như thoát khỏi sự hãm hiếp tinh thần họ qua chuyện người ta bắt họ phải phục tùng chánh quyền mới bằng vũ lực, và sau đó thì họ ngủ một giấc ngon lành….
       Dường như chẳng bao giờ các Cán bộ giảng huấn thấy được trò chơi của nhóm học trò nầy. Khi họ rời khỏi trường học vào cuối tháng 8/75 họ rất là thỏa mản, và đó cũng vừa đúng thôi nếu họ không tuyên dương những anh "tay sai của Thiệu" về sự chuyên cần của mình.
        Vĩnh nghĩ rằng như thế là anh đã xong với bọn cộng sản  rồi. Nhưng bọn cán bộ  vừa mới rời khỏi trường học là người ta đã chuyển anh đến một trại tù ở Chi Lăng, gần biên giới Cam pu Chia.
      Trại nầy được nghe nói là một trại hắc ám. Trại có vài nhà tôn có rào kẽm gai bao quanh với các vọng gác chung quanh mà trên nóc người ta còn thấy có các đèn rọi dùng để rọi ban đêm, quét ánh sáng liên tục quanh rào. Chung quanh trại là đồng ruộng, nơi tù nhân lao động hằng ngày. Xa xa là dãy núi Thất Sơn.
     Đối với Vĩnh, một cuộc sống mới bắt đầu, với những đêm khó ngủ trên nền xi măng của dãy trại, với những giờ dài lê thê của các lớp nhồi nhét chánh trị, và với những ngày  làm ruộng cực nhọc dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Nhưng càng khổ hơn nữa là làm tôi tớ cho bọn lính, vì họ bắt tù nhân phải dọn  sạch sẽ phòng cho họ ngủ hay phải dọn cơm cho họ ăn. Nhưng anh Vĩnh tự tin rằng nếu mình cứ giữ yên lặng thì người ta có lẽ sẽ không quấy rầy mình. Anh tự thấy mình còn trẻ,  dù sao cũng còn tương lai đầy hứa hẹn.   
      Anh qua tám tháng tại trại Chi Lăng nầy. Trong thời gian ở đây, anh chứng kiến được ba cuộc trốn trại. Lần thứ nhất cho thấy đây là một trong các chuyến trốn trại dễ dàng nhất. Một nhóm tù nhân thấy mấy con bò vừa dẫm nát một góc lõm của rào kẽm gai, họ bèn xin đi tiểu cách đó không xa lắm. Họ nằm xuống sát cỏ và khi lính gác vừa quay lưng lại, họ bèn chạy qua chỗ kẽm gai bị bò dẫm nát mà không bị người nào thấy . Có vài người bị bắt lại sau đó trong lúc họ đang xin cơm trong một làng gần đó. Họ bị đem ra xét xử ngay và bị xử bắn.
      Chuyện trốn trại thứ hai xảy ra vào đúng dịp Tết. Trong dịp nầy các tù nhân được nhận đường, đậu và một ít thịt coi như để tăng thêm khẩu phần. Họ tổ chức một buổi lễ nhỏ trong đêm, có hát xướng và làm ồn lên để giúp cho khoảng 20 tù nhân trốn trại. Các anh lính gác lúc bấy giờ cũng đang thoải mái nên cuộc trốn trại nầy không gặp trở ngại nào. Các anh tù nhân nầy bò sát dưới lớp rào kẽm gai giữa hai lằn quét của các ngọn đèn pha và thoát đi trong ruộng lúa.
       Lần trốn trại thứ ba được tổ chức trong giờ đổi gác của lính canh, và chuyện nầy làm anh trưởng trại giận sôi lên. Các tù nhận phải ra tập họp ở sân trại, được nghe một bài diễn văn quá hùng hổ nhấn mạnh rõ ràng  là đừng có bao giờ dại dột tìm cách trốn trại nữa, vì các sự trừng phạt sẽ rất kinh khủng cho những ai vô phước bị bắt lại.
       Nhưng điều làm cho anh Vĩnh đau lòng nhất là được thấy 2 người trong số trốn thoát khỏi trại lại trở về trình diện. Hoàn toàn bị đánh gục trên phương diện tinh thần, họ tuyên bố là gia đình họ đã từ chối không giúp đỡ họ vì sợ bị chánh quyền cộng sản trả thù. Vì thế họ không còn cách nào khác hơn là đành phải quay về tiếp tục cuộc sống trong  lao tù, hy  vọng ở sự khoan hồng của các anh cai tù. Người ta đem nhốt 2 anh nầy bảy tháng , trong các hầm nhỏ hẹp dưới lòng đất, cả tay chân bị trói chặt không cựa quật gì được cả, gần chết vì lả người .
      Anh Vĩnh chỉ đi ra khỏi trại khi anh được chuyển qua một công trường ở Tám Ngàn, nằm giữa trại Chi Lăng và Hà Tiên, anh  ở đó gần 2 năm cất nhà cho bộ đội, đốn cây, đào kinh và dọn đất trồng trọt. Chính trong thời kỳ nầy tinh thần anh bị chao đảo. Không có một ngày nào mà tinh thần anh không bị nỗi thất vọng xâm chiếm Cuộc sống của anh chỉ là  một chuổi ngày dài dành cho lao động khổ sai và phiền nhiễu.
      Anh chỉ biết được tin tức của cha mẹ mình khi họ phải chung tiền để chuộc cho anh được về nhà. Và như vậy là anh về lại Cần Thơ, quyết tâm chuyến nầy là phải dứt khoát rời khỏi Việt Nam để đi ra nước ngoài. Anh ở chung với cha mẹ trong vòng mấy tháng, làm việc đồng áng để tránh sự theo dõi của chánh quyền luôn luôn nhìn anh bằng con mắt khác thường khi thấy anh ăn không ngồi rồi.
       Sau đó vào một buổi sáng tháng 3 năm 1979, người anh trai của Vĩnh xuất hiện, vẽ mặt mệt mỏi và sợ sệt. Cả nhà đều tưởng là anh đã chết từ sau ngày Sài Gòn bị thất thủ, và cả nhà đều rát cảm động khi gặp lại anh, tất cả đều đến ôm anh thật lâu và khóc , kể cho nhau nghe hằng giờ những biến cố bi thảm từ sau 1975.
       Cuối cùng ông anh của Vĩnh mới nói:
" Tôi đang cùng với một nhóm bạn sửa soạn cho một chuyến vượt biên, đi ra ngoại quốc. Chúng tôi đã đóng tiền cho chánh quyền và tất cả đều "được phép đi ra nước ngoài". Nhưng chúng tôi cần có một người lái tàu. Tôi nghĩ ngay tới chú và tôi về đây với hy vọng là sẽ gặp chú ở đây với cha mẹ mình. Và đúng là chú ở đây. Đó là một điềm tốt. Chúng ta sẽ đi hết, chung với nhau.Tôi đã làm xong giấy tờ chứng minh giả cho cả nhà chúng ta hết rồi.".
       Vĩnh chấp nhận ngay tức khắc.. Cơ hội nầy không bao giờ đến được lần thứ hai. Nhưng cha mẹ anh bảo rằng họ đã lớn tuổi quá rồi nên không muốn một cuộc phiêu lưu như vậy. Vĩnh cùng với ông anh, cả hai cố gắng thuyết phục cha mẹ, nhưng không kết quả. Họ đã bị gắn liền với đất đai ruộng vườn như những người dân quê khác, đều cương quyết chỉ muốn sống hay chết ở đây mà thôi.
       Vĩnh sấp xếp hành trang vào một túi đeo lưng và từ giã cha mẹ. Họ không nín khóc được một lần nữa. Họ biết là họ chỉ thấy mặt được đứa con nầy một lần chót mà thôi. Đối với Vĩnh, đây là một lối chết đi vì không có thể trở về nữa, Và với tâm hồn  nặng chĩu anh đi theo người anh của mình.
      Vài ngày sau, hai anh em đến Vĩnh Bình, bên bờ một con rạch đã có trên 150 người do cảnh sát mới đưa tới. Tối đến, người ta cho họ lên một chiếc tàu dài chừng 20 thước đang đậu chờ ở đó, nhưng không một ai bị khám xét. Vĩnh cảm thấy hơi nghi ngờ. Anh đã sống bên cạnh bọn cộng sản trong mấy năm vừa qua, vừa đủ để biết là họ chưa bao giờ bỏ qua một sự ngẫu nhiên nảo cả. Chuyện không khám xét nầy làm anh lo lắng.
      Dù sao anh cũng cho nổ máy và cho tàu chạy đến Trá Cú vào lúc giữa trưa. Tại đây một toán cảnh sát nữa đón họ và bảo họ chờ đến đêm, vì còn những người khác sẽ còn lên tàu nữa. Khi những người nầy đến vào lúc sẩm tối, thi Vĩnh lại cảm thấy một nổi lo lắng khác. Số người mới đến khoảng hơn 200. Đây chính là một sự tự sát, vì trên chiếc tàu hư hỏng nhỏ bé nầy sự quá tải quả  là một điều bất hợp lý. Anh bèn nói rõ cho một cảnh sát nghe như vậy.
"Nếu anh không bằng lòng thì anh có thể ở lại đây vậy" người cảnh sát trả lời ngay.
Vĩnh đành phải nín lặng. Đây là một nguy cơ hoặc phải chết ngoài biển cả, hoặc phải sống dưới gông cùm cộng sản . Anh không còn do dự một giây phút nào nữa.
     Phải tốn hơn một tiếng đồng hồ mọi người mới lên hết trên tàu. Cảnh tượng thật là rất thương tâm.Trẻ con thì la hét, người lớn thì lớn tiếng ra lệnh, các bà thì khóc sướt mướt. Có người thì lạc mất con nhỏ, lạc mất bà vợ hay người ông, đang hơ hải kiếm tìm một cách vô vọng. Có những bà mang bầu không tìm được một chỗ đứng ngồi nào trên tàu, trẻ con thì chết ngạt dưới sức nặng của người lớn, các người bịnh thì rên siết, thật là cả một sự rối loạn hoàn toàn, và nhất là khi chiếc tàu nghiêng qua nghiêng lại rất là nguy hiểm. Bọn cảnh sát cứ thế để yên, ai muốn làm gì thì làm. Một lần nữa họ cũng không khám xét người nào hết, và nổi nghi ngờ của Vĩnh ngày càng thêm lớn mạnh . Bọn cộng sản biết rõ là những người có chút ít tài sản đều có mang theo và dấu trong các bị áo quần của họ hay bất cứ ở đâu mà chỉ riêng họ biết mà thôi. Đây là một điều rất không bình thường khi mà người ta không khám xet ai hết.
     Vĩnh lại cho nổ  máy và tiếp tục chạy ra vàm rạch, hết sức cẩn thận với con tàu chở quá nặng. Trong đêm tối, tàu chạy thật quá nguy hiểm, anh mong sao sớm tới được cửa biển. 
     Đi chưa đến hai tiếng đồng hồ, thì có một số tàu cảnh sát chận ngang con rạch và bắt chiếc tàu của Vĩnh phải tấp vô bờ. Tất cả đều phải lên bờ và một cuộc  lục soát tỷ  mỷ bắt đầu. Vĩnh hiễu ngay mưu sâu của bọn cộng sản. Lúc tàu đã chạy được một đoạn trên con đường vượt biên, ai cũng tưởng là ít hay nhiều đã được an toàn phần nào rồi nên họ đã bớt cảnh giác về những gì họ dấu đút mang theo mình.. Có nhiều bà đã đeo nhẫn hay vòng kiểng trở lại .
     Cảnh sát tịch thâu hết những gì họ thấy được hay tìm được và cảnh tượng van xin khóc lóc kêu la lại còn thảm thiết hơn nữa. Nhiều người bị trấn lột trắng tay vì không tìm được nơi cất dấu đủ an toàn. Nhiều bà van lạy xin cảnh sát trả lại giùm những gì họ lấy, nhưng chỉ thấy những tiếng cười thô bỉ khinh khi.
      Cuộc lục soát diễn ra rất lâu, cho đến khi mặt trời ló dạng, sau đó họ mới cho lệnh  chiếc tàu tiếp tục chạy đi. Các tàu ca nô cảnh sát hộ tống họ ra đến biển khơi rồi mới quay trở vô bờ.
       Đối với 350 nạn nhân gồm cả nam nữ và trẻ con, dường như một yếu tố mới lạ được mở ra.      
       Trong suốt ngày và suốt đêm, Vĩnh giữ cho chiếc tàu trực chỉ hướng đến Mã Lai. thỉnh thoảng anh được một người biết lái tàu tạm thay thế cho anh. Anh thấy quá mệt mỏi dường như cơ thể của mình sau nhiều năm chiến đấu để tồn tại nay bất thần suy sụp hẳn trong lúc sự thoát nạn đã gần kề. 
       Những nỗi phiền muộn bắt đầu ngay ngày hôm sau. Máy bị hỏng, không chạy nữa. Có một số thợ máy trên tàu, họ bắt đầu ra tay sửa chữa ngay, mặc dù dụng cụ quá thiếu thốn.Thời gian sửa máy kéo dài. Thình lình có nhiều tiếng la thất thanh nổi lên trên bon tàu. Họ thấy xa xa có một chiếc tàu lạ. Vĩnh dùng ống dòm quan sát thấy đó là một chiếc tàu của người Thái lan. Anh cho bà con trên tàu biết, và mọi người đều im lặng vì bán tín bán nghi không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra.
     Chiếc tàu Thái ngừng lại cách tàu vượt biên chừng vài thước, và họ dùng tiếng Anh hỏi vọng sang tại sao ngừng lại ở đây? Có một người trả lời, và anh Vĩnh thấy được là nhóm người Thái bên tàu kia có võ trang và có cả súng lục nữa, họ cũng có máy truyền tin cầm tay.
      Có một người có vẻ là người chỉ huy, đề nghị kéo chiếc tàu vượt biên. người ta còn nói là vùng biển Đông nầy đầy rẫy tàu cướp biển của người Campu Chia và phải nhanh lên  mới được . Vì nếu chần chờ mà bọn kia tới thì bắt buộc họ phải chạy khỏi đây ngay. Các nạn nhân Việt Nam hội ý với nhau một lúc xong tuyên bố là đồng ý , vì họ cũng thấy không còn cách nào khác hơn. Họ quyết định là những ai còn vàng thì nên chung lại để cho người Thái kéo giùm tàu mình. Xong họ mới trả lời cho tàu bên kia. Ngay sau đó thì tàu Thái ném dây sang và họ bắt đầu dòng tàu đi.
       Tức khắc mọi người Việt Nam bên nây đâm ra nghi ngờ, vì người Thái kéo tàu đi khắp mọi hướng, không theo một hướng nhất định nào hết. Nhưng không một ai dám phản đối, vì bên tàu Thái người ta vừa mân mê khẩu súng vừa quan sát tàu bên nây một một cách mỉa mai. Không đầy vài giờ sau thì Vĩnh không còn biết chính xác điểm đứng của mình ở đâu  nữa.
        Đúng vào lúc đó xuất hiện bốn chiếc tàu Thái khác. Chiếc  tàu đang kéo tàu Việt Nam dừng hẳn lại để chờ bọn kia. Cả dân tỵ nạn biết ngay là họ đã rơi vào bẫy. Bọn Thái đến trước, dù là có súng ống nhưng họ còn ngại là quân số quá ít  để mà tấn công con mồi, cùng có lẽ do vậy mà họ đã đánh điện kêu bọn kia tới. Chuyện kéo tàu cũng chỉ là một cách để chờ bọn kia tới mà không làm cho người Việt Nam bên nây nghi ngờ. Chiến thuật đó hình như đã thành công.
     Bọn cướp nhảy lên tàu tấn công anh chị em người Việt Nam tứ phía, với dao và rựa. Ít ra họ cũng không mang theo súng, anh Vĩnh nghĩ như thế.. Họ vừa hò hét vừa dùng rìu đập nát hết buồng lái và đánh những người đàn ông rất dã man.
     Họ tràn sang không đến 50 người nhưng anh em Việt Nam không có đủ can đảm để phản ứng lại. Từ nhiều năm qua họ đã quen  cúi đầu, luôn  vâng lời mà không chút phản đối , mất hết ý chí của mình, đầu óc thì luôn luôn thụ động và nhịn nhục… Bọn cướp lục xét họ và cướp đi gần hết những gì còn sót lại qua đợt mất với cảnh sát cộng sản vừa rồi. Sau đó bốn tên cướp xuống hầm tàu kéo theo mỗi tên một cô gái mà chúng đã chọn.   Các Cô cố vùng vẩy, kêu la, van xin, khóc lóc nhưng chỉ làm cho bọn cướp cười thôi. Xuống đến hầm tàu, họ xé hết áo quần của các Cô nạn nhân và hãm hiếp họ quá man rợ trước mặt gia đình cùa các Cô.
      Giải quyết xong thú tính, họ trở về tàu và tiếp tục cười ngạo nghễ tỏ vẻ khinh khi những người tỵ nạn khốn khổ.Các Cô gái bị hãm hiếp muốn nhảy xuống biển vì cảm thấy mất danh dự và quá xấu hổ. Cha mẹ các Cô hết tiếng khuyên can chăm sóc mới ngăn chặn được họ. các Cô nầy đang ở tuổi 15 và 16.
       Anh Vĩnh và các thợ máy lại tiếp tục làm việc. Độ một giờ sau thì họ sửa được một máy phụ và họ căng thêm buồm nên chiếc tàu tiếp tục chạy, nhưng không tốt mấy.
        Họ đi như vậy được suốt đêm. Nhưng vừa đến sáng thì máy phụ bắt đầu có dấu hiệu yếu lần, rồi sau đó đứng hẳn luôn. Chuyện xui rủi cứ tiếp tục đến, gió tự nhiên không thổi nữa và chiếc buồm phải rủ xuống luôn một cách thảm hại..Các anh thợ máy lại phải cố gắng tận tụy sửa cả 2 máy. Họ biết là đời sống của tất cả trên tàu đều bị hai chiếc máy tàu già nua rỉ sét nầy treo lơ lửng. Nên họ quyết tâm bằng mọi cách phải sửa cho được mới nghe.
        Thời gian cứ trôi qua.. Họ dùng  ống dòm thay phiên nhau quan sát chân trời. Thình lình có người la lên hình như để báo động. Có một chiếc tàu đang chạy đến. Và cũng là một chiếc tàu Thái. Anh Vĩnh tự nhiên thấy sôi gan lên, nóng cả mặt. Gì thì gì anh không muốn chứng kiến những cảnh đã xảy ra ngày hôm qua.
        Anh nói to lên: "nếu bọn người Thái không có súng, thì chúng ta phải tự vệ. chúng ta vẫn đông hơn họ nhiều."
       Tất cả  đều đồng ý và những người đàn ông thì tìm dao rựa gậy gộc thứ gì được thì lấy hết cầm tay. Họ cho đàn bà con gái trẻ con và người già xuống hầm tàu hết và hiên ngang đứng hết trên bon tàu chờ bọn cướp. Bọn cướp tới gần tàu và lộ vẻ như hơi bối rối . Hình như họ do dự. Các người dân tỵ nạn cũng thấy được là bọn Thái chỉ có độ 15 người và không thấy có vũ khí cầm tay.
       Chiếc tàu Thái chạy quanh vài vòng sau đó họ liệng dây sang định cột vào tàu Việt Nam. Nhưng Vĩnh và anh em bên này chạy ngay lại chặt hết dây và để làm cho bọn người Thái sợ, họ đồng thanh la hét to lên, đồng thời phô trương dao rựa gậy gộc cho thấy rõ quyết tâm của họ là họ đã sẳn sàng tử chiến, hãy coi chừng !
      Bọn cướp biết là họ đụng phải kẻ mạnh rồi nên họ không dám nữa và rời khỏi hiện trường ngay, không quên mắng chửi một cách tục tằn.
      Anh Vĩnh cảm thấy mình sống lại. Lần thứ nhất  từ nhiều năm nay, anh mới ngẩng đầu mình lên được . Anh có cảm tưởng là một cuộc đời mới đã được bắt đầu, tràn trề hy vọng và đầy tự do. Anh cất tiếng cười to lên và cả tàu cười theo anh. Họ chẳng còn gì hết, toàn là những người cùng khổ đang trôi giạt giữa biển cả, nhưng mà họ đã thắng. Có một cảm giác huynh đệ lan tràn khắp tàu, và các anh thợ máy tiếp tục làm việc trong sự hoan hô đó.
     Họ phải mất thêm nhiều giờ nũa, nhưng chiếc máy chánh của con tàu đã được sửa chữa xong. Tàu lại bắt đầu chạy. Vĩnh cho tàu chạy  về hướng mà anh cho là chính xác nhất, và cứ như thế họ tiếp tục cuộc hành trình về nơi vô định.
     Đến sáng sớm ngày hôm sau, họ nhìn thấy bờ biển Mã Lai. và họ quyết định ghé vào. Có nhiều người cảnh sát chào đón họ , xem ra họ rất đứng đắn. Họ cũng lục soát tất cả hành trang của từng người và vài ngày sau thì họ chuyển hết qua một hòn đảo. Khi nhìn thấy núi đầy rừng rậm trên cả hòn đảo, anh Vĩnh tự hỏi không biết đảo nầy tên gì. Một trong những người cảnh sát đã cho anh biết:
     " Đó là đảo Poulo Bidong, đã có hàng ngàn người đồng hương của anh ở đó . Chính hòn đảo đó  là nơi các anh chị sẽ đến ở bây giờ đây." 
     Vĩnh nhìn hòn đảo ngày càng đến gần mình và thấy có một không khí của Tự Do…

***

(Xin đón xem Phần 9: "Những Người Cùng Khổ Trên Biển  Cả" )

Trở về trang đầu          Coi trang sau
1