CUỘC DI CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

L'EXODE VIETNAMIEN

Tác giả: Patrice  Franceschi
Chuyển ngữ:  Thùy Dương N. K.

 
LỜI TỰA

      30 tháng 4 năm 1975: ngày này măi măi được khắc sâu trong kư ức của hàng trăm ngàn người Việt Nam , có thể là hàng triệu triệu cũng nên. Ngày đó, có rất nhiều chuyện đă thay đổi trong cái đất nước lạ thường này, một đất nước thuộc vùng Đông Nam Á đă hứng chịu 30 năm chiến tranh gần như liên tục. Tại Sài G̣n những chiến xa của Bắc Việt đă tràn vào Dinh Độc Lập, và tướng "Dương văn Minh"(nguyên tác "Bic Minh"), vị tướng lănh duy nhất đă được những người của phương Bắc chấp nhận, đă bắt buộc phải đầu hàng. Ông Thiệu, vị thuyền trưởng, người lẽ ra phải chết đắm theo với con tàu hay ít ra phải là người cuối cùng rời khỏi con tàu của ḿnh, lại là người đầu tiên chạy trốn khỏi đây trước nhất. Như một lũ chuột.

     Khắp nơi người ta đă đổ ra không biết bao nhiêu là mực để thử giải thích xem tại sao Miền Nam Việt Nam, một nước đă có một trong những quân đội hùng mạnh nhất thế giới lại phải chịu ngă khụy xuống trong một thời gian quá ngắn. Quyển sách này không có mục đích trở lại vấn đề đó. Mà nó chỉ muốn thuật lại cuộc sống của những con người, đàn ông, đàn bà  và trẻ con, những người đă v́ những lư lẻ riêng nào đó của ḿnh mới phải chạy trốn khỏi đất nước của họ., và cuối cùng cũng chỉ t́m được một trại tạm cư trong số hàng chục trại khác, đó là trại ở cù lao Pulau Bidong..  

     Người ta đă gọi họ là "thuyền nhân", những người đă sống trên thuyền, bởi v́ phương cách duy nhất để trốn chạy là phải đi ra biển với những phương tiện thuyền, bè, xuồng tạm bợ để đi đến những bến bờ vô định. Và họ biến thành một đám người riêng biệt mà các thành viên chỉ nhận biết nhau qua con số của những con thuyền, và họ chỉ cùng có một nguyện vọng là vào một ngày nào dó họ sẽ t́m được một nơi nương náu ở một quốc gia Tây Phương.

      Vậy quyển sách này sẽ là lịch sử của một vài người trong số "thuyền nhân" này. Nhưng không v́ thế mà quên rằng cũng có những người tỵ nạn khác trong Đông Nam Á, những người dân Cam bốt và Lào mà số phận của họ cũng không tốt ǵ hơn.

     Pulau Bidong trước kia là một ḥn đảo nhỏ hoang vắng, chỉ có vài cây số vuông, không ai biết tới, ở ngoài khơi bờ biển Mả Lai, trong biển Nam Hải nằm về phía Nam Trung Quốc. Một ḥn đảo đă bị bỏ quên không bao giờ được nghe ai nhắc tới, một ḥn đảo thơ mộng cho bất cứ người dân thị thành nào ở Âu Châu, với những băi cát mịn, với những hàng dừa có bóng mát mà người ta có thể nằm ngủ rất thú vị khi mặt trời đă  lên cao. Nhưng chỉ có những những dân chài mới tới đây thôi, v́ ở đây có 2 giếng nước ngọt và t́m được một chỗ ngủ phóng khoáng vào ban đêm. Chính ḥn đảo thiên đường này sẽ biến thành pḥng chờ đợi của sự tuyệt vọng."Tôi đă rời bỏ địa ngục cộng sản để t́m đến một nơi khổ ải Mă Lai.", một người tỵ nạn đă viết như vậy về cho bà vợ ḿnh vào tháng 5 năm 1979. Vẫn c̣n đó những băi cát, những hàng dừa, biển vẫn nồng nhiệt, nhưng 10.000, 20.000, 50.000 người Việt Nam đă bị nhốt ở đó trong những điều kiện vật chất  và nhất là tinh thần thật là vô nhân đạo.

     Quyển sách này nói lên lịch sử của những người đó, của ḥn đảo đó, và của những người bên Pháp, ở đầu bên kia của thế giới, những người đă làm tất cả để cứu giúp họ bằng cách gửi đặc biết con tàu hàng này đến đây , biến cải nó thành con tàu bệnh viện với cái tên tiền định là "ḥn đảo của ánh sáng"

 

 

P H Ầ N    M Ộ T

---------

THUYỀN  NHÂN

 1.- NHỮNG  NGƯỜI TRỐN CHẠY

      Lịch sử của những người tỵ nạn Việt Nam bắt đầu từ vài ngày trước khi  Sài G̣n thất thủ. Bằng phi cơ, bằng tàu thủy, bằng trực thăng, có chừng 120.000 người đă rời khỏi Miền Nam Việt Nam. Đối với những người đó, lịch sử đă sang trang. Đă từ lâu rồi họ đă t́m được nơi nương náu và một cuộc sống mới.  

     Nhưng từ tháng 4 năm 1975 này, làn sóng chạy trốn của những người phải trốn chạy không có một ngày nào dứt. Trái hẳn lại. Nó không ngừng tăng trưởng, biến thành một thủy triều thật sự, cuối cùng nó đặt thành một bài toán quốc tế mà chưa có một người nào giải đáp thành công được một cách thỏa đáng..

      Nguyên nhân của cuộc di cư hàng loạt này quá nhiều. Về mặt nổi, khó mà khám phá ra hết được.Trái lại, lư do th́ đề cập đến hơi dễ dàng. Chỉ cần hỏi những người tỵ nạn. Và đối với những người này ngày 30 tháng 4 đă đánh dấu một khúc quanh. Đời sống của họ đă thay đổi. Và bởi v́ họ ước đoán rằng đời sống của họ sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu, nên họ phải trốn chạy thôi. Đại thể th́ những lư do của họ xem ra rất là đơn giản. 

     Cuộc chiếm đóng Miền Nam Việt Nam của cộng sản được diễn tiến một cách "êm dịu". Không có ǵ nặng nề như ở Cam pu Chia, nơi mà người ta giết người cho tới khi bọn đồ tể phải kiệt sức. Ở Việt Nam người ta thay đổi một chế độ không có đổ máu nhiều khi cuộc chiến chấm dứt. Nhưng đă có những nhà tù, những trại tập trung, sự cải tạo, sự tố giác, sự tuyên truyền.

     Chế độ mới chú ư trước tiên đến các công chức và quân nhân, những "tay sai của Thiệu". Họ được xếp vào thành phần riêng biệt, v́ lối sống của họ đă chứng minh đầy đủ ư chí phải rời kḥi đất nước Việt Nam rồi. Nhiệm vụ của họ càng quan trọng th́ họ càng bị xem là thành phần "khả nghi nhiều nhất" thậm chí không thể tồn tại được . Đối với họ, ngoài trại tập trung ra không c̣n giải pháp nào khác.

     Trong những ngày đầu tháng 5 / 1975, qua đài phát thanh và báo chí, người ta gọi họ ra tŕnh diện với chánh quyền mới, để bắt đầu một thời gian cải tạo là 1 tháng. "Lời công bố" này được nói lên bề ngoài xem ra có vẻ thành thực lắm. Nhưng đến thực hiện th́ lại khác hẳn. Phần đông là những người hiện c̣n đang chết rũ ngày nay trong những trại tù cải tạo.

     Phần đông các sĩ quan hay công chức đều đi tŕnh diện theo những lời kêu gọi đó, tưởng rằng một khi đă thực hiện xong thủ tục khó chịu đó th́ họ có thể tiếp tục cuộc sống b́nh thường. Các sĩ quan th́ tùy  theo cấp bực được tách riêng ra, công chức cũng vậy  tùy theo tầm quan trọng của họ. Hạ sĩ quan và binh sĩ cũng phải chịu những biện pháp tập trung nhưng ít khắt khe hơn. Những người khác th́ phải chịu một tháng cải tạo như đă được tuyên bố, xong th́ bị đưa đi các trại tập trung.  Họ sẽ bị giữ lại ở đó hay không tùy theo thái độ, tùy theo cấp bậc, hay tùy theo mức độ quan trọng của họ. Những người bị nghi ngờ nhiều th́ sẽ bị đưa ra Bắc Việt mà người ta nói là sẽ không có người nào trở về. Dù là bị lưu đày ở bất cứ nơi nào, họ cũng bị tra tấn và đối xử tàn tệ. Cái mà người ta thường gọi trắng trợn là "vi phạm nhân quyền". Các tù nhân trốn trại th́ bị xử bắn ngay. Những  người nào tỏ thái độ không hợp tác th́ sẽ bị xiềng lại trong nhiều tháng, trong ngục tối hay ngoài nắng trong những thùng hàng bằng sắt (nguyên tác : container) của Mỹ. Các bệnh nhân hay bị thương họa hằn lắm mới được chăm sóc, các sự thăm nom th́ coi như ngoại lệ, thức ăn th́ không ra ǵ.   

     Những người nào đă thành công đi được ra nước ngoài là để không bao giờ c̣n biết được lối sống trong các trại tù này . Nhưng phần đông những người Việt Nam không được nếm mùi thử thách này. Đời sống của họ đă chỉ thay đổi một cách rất giản dị mà về lâu về dài mới trở thành không chịu nổi. Người dân chài hay người nông dân phải làm việc cật lực cho chánh quyền và bán cho họ với giá thật thấp sản phẩm của ḿnh, tất cả những mẻ cá đánh được hay tất cả lúa thóc thu gặt được . Lúc bấy giờ họ mới thấy là mức sống của họ, vốn đă không cao, lại c̣n phải bị giảm xuống một cách đáng kể nữa.. Thêm vào đó c̣n thái độ vô liêm sỉ của bọn cầm quyền nữa. Một người tỵ nạn đă thuật lại cho tôi nghe là một cán bộ công chức cao cấp đă nói:"Dân chúng càng phàn nàn th́ chúng ta càng phải thi hành chặt chẽ chánh sách của đảng hơn nữa".

     Đồng thời lúc đó, t́nh h́nh kinh tế đang xuống dốc, những vật dụng mà xă hội tiêu thụ hằng ngày biến mất sạch, giá cả vọt lên cao, chợ đen nở rộ lên, tham nhũng lại phát sanh - nhưng khắc nghiệt và lừa đảo hơn- Một người tỵ nạn giải thích với tôi rằng:

"Trước kia, nạn tham nhũng cũng có với một quy mô lớn vậy, nhưng người ta có thể xử sự thẳng thắn với nhau hơn. Người bị mua chuộc họ không hề phản bội. Với những người cộng sản th́ rất là nguy hiểm, v́ người ta không biết được là sau khi nhận tiền, họ có tố cáo ḿnh bằng cách này hay bằng cách khác hay không."

       Bởi v́ ngay như các cán bộ cộng sản họ cũng  bị mua chuộc. Để có giấy phép di chuyển, có phiếu thực phẩm, có được một vài sự dễ dăi hay một vài sản phẩm, để được tha ra khỏi trại cải tạo hay khám đường.. Phần đông số người trong dân chúng đă trốn chạy đều phải làm như vậy để chỉ được sống c̣n.

"Người cộng sản là những người thực dân mới ở Việt Nam. Với người Pháp, ít nhất chúng tôi cũng c̣n ăn no được", một người dân tỵ nạn đă thổ lộ với một anh nhà báo như thế.       

       Có những lư do khác được ghép vào những lư do trước. Trước hết là đủ mọi loại huy động. Các loại này  đă bắt đầu có từ khi Sài G̣n bị chiếm, các sinh viên thấy ḿnh bị cưỡng bức phải đi quét dọn đường phố. Rồi tiếp đến bằng những thời kỳ bị bắt buộc ở ruộng đồng, bị đày ra vùng "kinh tế mới", chưa nói đến những cuộc động viên vào quân đội. Người ta thấy chuyện đó, nó không có ǵ thực sự đẫm máu trong các cuộc huy động đó. Nhưng đó là những sự huy động thường được chấp nhận một cách miễn cưỡng..

      Một lư do khác nữa đă thúc đẩy người Việt Nam phải trốn chạy: sự tuyên truyền đối với trẻ con trong các trường học, đặc biệt bằng sự bẻ cong lịch sử. Một cựu giáo sư giải thích cho tôi rằng người ta bắt buộc ông ta phải giảng rằng người anh hùng áo vải khi xưa là Nguyễn Huệ, người đă đánh đuổi quân Tàu hồi thế kỷ thứ 18, đă không được chế độ cũ xem như anh hùng dân tộc. Đó là một điều không  đúng. Đă có nhiều tượng của vị anh hùng này được dựng lên để vinh danh ông, và một con đường tại Sài G̣n đă mang tên ông. Người ta c̣n bắt buộc giáo sư phải nói là trong thế chiến 2 người Nhật đă đầu hàng trước với người Nga chớ không phải với người Mỹ. Về phần ḿnh, ông André Glucksmann đă cho ví dụ một bài toán cộng như sau : "một người Mỹ bị giết chết + một người  Mỹ bị giết chết : hai con heo đế quốc được bớt đi." Sự tố giác được khuyến khích khắp mọi nơi. Người ta đ̣i hỏi các trẻ em 10 tuổi phải báo cáo cha mẹ chúng đă nói ǵ, hoặc phải theo dơi các nhà của những người bị t́nh nghi.  

     Phần đông dân chúng không chịu đựng nổi các ủy ban phường khóm, với hệ thống làm việc lạnh nhạt, với đủ các loại ràng buộc trong đời sống hằng ngày, với các cuộc họp hành bắt buộc và những bài học chánh trị, bị theo dơi liên tục, vân vân …. Người ta triệt để cấm nữ giới dùng son phấn cho sắc đẹp. Phải có giấy phép mới được  di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác. Thức ăn th́ có chế độ  phân phối. Và dĩ nhiên chuyện đi ra nước ngoài là bị cấm hẳn, trừ khi phải thực hiện xong môt số điều kiện.

     Thêm vào đó c̣n có thêm thường xuyên một bầu không khí ngờ vực lẫn nhau. Tất cả mọi người đều có thể bị cáo buộc, bằng cách này hay cách khác, là đă phục vụ cho chế độ cũ, hoặc trong quân đội , v́ bị gọi nhập ngũ theo chế độ quân dịch, hoặc cho đến làm thợ trong những xưởng cung cấp dịch vụ cho chánh phủ, hoặc làm giáo viên dạy "chương tŕnh tư sản của Thiệu". Cũng vẫn có những cuộc truy hại về tôn giáo. Nhất là đối với người công giáo. Một người tỵ nạn đă thuật lại cho tôi là anh đă thấy vào một buổi chiều ngày lễ Giáng Sinh, trong trại cải tạo nơi anh đang bị nhốt, một người bạn tù của anh bị đánh gần chết bởi v́ các cán bộ giữ anh đă khám phá ra là anh đang quỳ cầu nguyện trong góc pḥng giam.

     Trong ṿng có mấy tháng đă có một số đông người Việt Nam kể cả những người đă chống đối ông Thiệu, nhớ lại một câu nói của cựu Tổng Thống : "Đừng nghe những ǵ cộng sản nói, mà hăy nh́n những ǵ cộng sản làm". Và họ  đă so sánh hằng trăm câu sáo ngữ về tự do và về b́nh đẳng với hàng trăm trại tù cải tạo và khám đường đầy nghẹt tù nhân bất đồng chánh kiến, với sự hủy bỏ gần như hoàn toàn tất cả những phương tiện truyền  thông, với cuộc sống bấp bênh tùy thuộc vào các giấy phép và các phiếu thực phẩm, vào sự tuyên truyền, vào sự hoàn toàn biến mất hết quyền tự do cá nhân. Đối với phần đông, sự thật lần lần được sáng tỏ. Ngay như đối với người cộng sản cũng vậy, như một người cựu học sinh của một trường lớn ở Ba Lê đă nghe lời tuyên truyền của cộng sản về nước trước khi Sài G̣n thất thủ để tham gia vào việc xây dựng một xă hội mới. Bốn năm sau anh  ta cũng trốn đi như những người khác trên một con tàu và cảm thấy cay đắng và không c̣n một ảo tưởng nào nữa, ở Pulau Bidong. Như bao nhiêu người khác, anh xác nhận là không thể sống trong sự dối trá được .

        Những người đă bị xem là thuộc vào giai cấp tư sản - buôn bán, bác sĩ, luật sư - đều tự thấy ḿnh bị đặc biệt chú ư. Các lô hàng tồn kho bị kiểm soát, nhà cửa và đất đai bị tịch thu, các chương mục trong ngân hàng bị đóng, hay chỉ được rút tiền mặt ra nhỏ giọt, thuế má thật nặng. Ví dụ th́ vô số kể. Họ tin chắc ngay là đă có một kế hoạch thật sự để loại trừ "giai cấp tư bản". "Họ sẽ đốn cây to trước, sau đó đến cây nhỏ, rồi đến lượt cây con cho đến khi chỉ c̣n để lại cỏ trên mặt đất mà thôi.", theo như thư của một người tỵ nạn đă viết cho tôi.. Phần đông người Việt Nam lúc đầu đă cố gắng thử thích nghi chịu đựng những sự thiếu thốn và những sự cưỡng bức. Sau đó một số đă quyết định phải rời khỏi đất nước, và v́ đối với họ điều này bị cấm, nên họ phải t́m cách trốn chạy. Những người bị bắt lại phải đi vào một chu  tŕnh quỷ quái: khám đường, trại cải tạo,và sau đó, nếu được thả  ra th́ bị đày lên "vùng kinh tế mới", bị theo dơi thường  trực. Theo cộng sản th́ mặc dầu trước kia cảnh sát không có ǵ phải chê trách họ, họ vẫn vĩnh viễn bị ghi vào sổ đen v́ họ đă bước ra khỏi con đường chính.      

     Những cuộc trốn chạy đă được bắt đầu từ năm 1975. Kể từ đó đă có bao nhiêu người trốn chạy ? Không thể nói một cách chính xác được, v́ đă có rất nhiều người không bao giờ đến được nơi họ muốn đến. Cộng đồng quốc tế đă đón nhận được 150.000 người tỵ nạn Đông Dương, và hiện vẫn c̣n vài trăm ngàn người đang sống trong tuyệt vọng ở các trại.

     Từ mùa xuân đến mùa thu năm 1978 t́nh h́nh của những người muốn rời khỏi Việt Nam có một khúc quanh đặc biệt. Những người Việt Nam gốc Trung Hoa đă được phép ra đi "bán chánh thức" rồi sau đó "chánh thức", đó là lư do họ chiếm đa số trong các trại tỵ nạn. Đó là thời kỳ buồn bă cho chiếc tàu nổi tiếng Hải Hong, và một vài chiếc tàu hàng khác, và đó là lần báo động đầu tiên cho cả vùng Á Châu về thảm họa đang xảy ra trong  vùng Đông Nam Á.

   (1)Trong tờ (Người Quan Sát Mới (Nouvel Observateur) số ra ngày 25 tháng 6 năm 1979, kư giả Jean-Francis Held có ước tính rằng Kho Bạc Việt Nam đă thu hồi lại được 30 triệu quan mới.

      Lư do của sự hào phóng bất thần của chánh quyền Hà Nội không gạt được ai hết: Dân chúng Miền Nam Việt Nam lần lần trở nên đáng nghi ngờ, v́ có những sự căng thẳng giữa Việt Nam và nước Trung Hoa để sau đó vào tháng 2 năm 1979 đă gây ra cuộc xung đột với nước này. Có nhiều người xác nhận là cộng sản đă cưỡng bức họ phải ra đi bằng cách hăm dọa là sẽ đưa họ đi lên vùng kinh tế mới, và điều này quả nhiên được xác nhận sau đó.

     Những người ra đi phải trả tiền (bằng vàng lá) và dĩ nhiên không được mang theo bất cứ món ǵ.  Đối với chánh quyền cộng sản Việt Nam trước hết đây là cách giải quyết một bài toán nội bộ đang trở nên trầm trọng, sau đó là thu hồi lại môt phần nào tài nguyên giàu có mà dân chúng c̣n giấu lại từ năm 1975 (1), sau nữa là không tốn hao ǵ. mà c̣n làm mất thăng bằng các quốc gia láng giềng không cộng sản  bằng cách để cho họ tự lo liệu (gỡ rối) với hằng trăm ngàn người tỵ nạn không có ǵ trong tay, và sau cùng hết là để chứng minh rằng họ tôn trọng "nhân quyền" v́ họ đă cho phép người dân ra đi. Không nói tới sự thách thức của họ đối với Tây Phương bằng cách bắt buộc các quốc gia này phải "biết điều" với chính ḿnh.

" Các ông lên án chúng tôi v́ chúng tôi nhốt và đối xử không tốt với những người ngoan cố. Vậy th́ bây giờ đây chúng tôi trao họ cho các ông đó, hăy đón nhận họ đi".

     Có nhiều người dân trốn chạy đă nghi rằng cộng sản đă đưa họ đi vào chỗ chết bằng cách cho họ tự nguyện lên những chiếc thuyền hư mục. Sự thật h́nh như rất đơn giản. Họ cần ǵ biết tới chuyện ǵ sẽ xảy ra cho các "thuyền nhân" tưong lai này..

      Những chuyến vượt biên trước mùa thu năm 1978 đă làm nảy sanh ra cả một hệ thống tổ chức đầy mưu mô và thủ đoạn. Một người dân tỵ nạn đă cho tôi một tài liệu ở Pulau Bidong rất rơ ràng về các loại vượt biên đă có (xin xem phần phụ bản). Trước hết là có những người tổ chức giả hiệu thâu góp tiền vào lúc ra đi rồi lại đi tố giác sau đó với chánh quyền. Bằng cách này họ vơ vét rất nhiều của cải. Kế đó có những người mối lái thật sự. Những người này đă dùng tiền mua chuộc chánh quyền địa phương để họ nhắm mắt cho người vượt biên. C̣n các người khác th́ chuyên môn hơn, lo đi t́m tàu bè và những địa điểm xuống thuyền (băi đáp) .

      Do vậy phần đông các người trốn chạy coi như giao trọn đời sống của ḿnh vào tay những người tổ chức bí mật. Nhưng muốn đi th́ cũng phải có đầy đủ số "cây" vàng (2)

      Những người nào không đủ giàu có để đi vượt biên bằng cách này th́ hùn tiền với nhiều gia đ́nh khác để mua một chiếc thuyền. Điều này có nhiều bất trắc hơn,v́ họ có thể bị tố giác và bị phát hiện, rất dễ dáng khi họ mang thuyền bè đến một nơi trống trải, ở đó mọi người đều có thể xuống thuyền.

      C̣n đối với những người hoàn toàn không có ǵ trong tay nhưng họ đă nhất quyết phải trốn đi, th́ họ không c̣n cách nào hơn là t́m đánh cắp một chiếc thuyền. Trong lănh vực này, có nhiều người không ngần ngại ǵ để tấn công bằng súng các tàu thuyền của chánh quyền.  

       Các nhà đánh cá, có nghề sẵn, th́ rất thuận lợi. Đă có rất nhiều người rời khỏi quê hương Việt Nam bằng chính phương tiện của ḿnh, mà thường c̣n thu được nhiều món tiền hậu hỹ khi chịu chở theo những người trốn chạy khác

        Kể từ lúc mà một số chuyến vượt biển được cho phép th́ có rất nhiều tổ chức làm giấy tờ giả để chứng minh lư lịch gốc Tàu. Đối với những người Việt Nam chính cống th́ đây là phương tiện duy nhất để vượt biên một cách tương đối an toàn. Khỏi cần nói cũng biết là các tổ chức bí mật đó đă làm giàu.

 (1)Trong tờ (Người Quan Sát Mới (Nouvel Observateur) số ra ngày 25 tháng 6 năm 1979, kư giả Jean-Francis Held có ước tính rằng Kho Bạc Việt Nam đă thu hồi lại được 30 triệu quan mới.

(2) Nguyên tác "tael" là một lạng vàng nặng 36 gram, dài khoảng 8 phân, ngang 3 phân, dày l ly, giá khoản 1.000 quan. Người  Việt Nam gọi là "cây vàng".

        Lúc đầu th́ các cơ quan công quyền rất cảnh giác về lư lịch của những người đă đi như vậy. Nhưng về sau, khi mà đường lối xuất nhập cư thay đổi và những người Việt gốc Tàu bị cưỡng bức phải rời khỏi Việt Nam chớ không c̣n phải cho phép nữa, th́ thường thường chánh quyền nhắm mắt làm ngơ. Đến tháng 5 năm 1979,  th́ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (H.C.R.) (3) và chánh phủ Việt Nam hiệu chỉnh một chương tŕnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến ra đi trong trật tự và an toàn cho những người muốn đi ra ngoại quốc. Việc soạn thảo chương tŕnh này được thực hiện tiếp theo sau những đ̣i hỏi nhiều lần của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế để giúp cho những người muốn rời khỏi đất người được ra đi dễ dàng..

Một giai đoạn đầu theo chiiều hướng này đă được thưc hiện vào đầu năm sau hội nghị Genève vào tháng chạp năm 1978, như thông cáo ngày 20 tháng 6 năm 1979 của ṭa đại sứ Việt Nam tại Ba Lê đă có nói rơ :

" Ngày 12 tháng giêng năm 1979,  Chánh phủ Cộng Ḥa Xă Hội Việt Nam đă tuyên bố chấp thuận cho những ai muốn đi ra nước ngoài để sum họp với gia đ́nh của ḿnh, hay để sanh sống, được rời khỏi nước một cách chánh thức sau khi đă làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gần đây đă thỏa thuận với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc một chương tŕnh nhằm tạo dễ dàng cho những người nói trên được ra đi trong trật tự và an toàn. Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đảm nhận việc khuyến khích các quốc gia khác để họ chấp nhận chương tŕnh này. Ngoài ra, những bàn căi song phương về vấn đề này đă được tiến hành giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Đông Nam Á. Mọi sự ra đi bất hợp pháp đă và sẽ bị xét xử đúng theo luật lệ của nước Cộng Ḥa xă hội Việt Nam . Đường lối chánh trị đúng đắn, hợp lư và phải lẽ này của nước Cộng Ḥa Xă hội Việt Nam đă được dư luận rộng răi khắp nơi trên thế giới nhiệt t́nh ủng hộ. Vào giờ này, chương tŕnh được thỏa thuận giữa Việt Nam vả Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc là biện pháp tốt nhứt nhằm giải quyết bài toán của những người muốn rời khỏi Việt Nam để đoàn tụ với gia đ́nh ḿnh hay sanh sống ở nước ngoài."     

     Cùng trong thời gian này, những quốc gia đă tiếp nhận thuyền nhân đầu tiên đe dọa sẽ trục xuất tất cả người tỵ nạn đang nằm trên lănh thổ của họ, và chánh phủ Việt Nam, không có chút liên hệ nào từ nguyên nhân cho đến hậu quả, sau nhiều lần từ khước và tránh né, đă chấp thuận tham gia một hội nghị quốc tế về vấn đề này. Bài toán được ước lượng rất là nhạy cảm, và những chuyến ra đi chánh thức càng ngày càng nhiều nhưng không v́ vậy mà những chuyện vượt biên bí mật lại mất đi, v́ nó vẫn thích hợp cho những người c̣n chút ít tiền bạc nhưng không thể có được giấy tờ giả là người Tàu. Dù phải chọn kiểu vượt biên nào, người tỵ nạn cũng vẫn phải trả từ 5 đến 12 lượng vàng cho mỗi người tùy theo nơi xuất phát. Tất cả những chuyện đó, với sự kiện là đôi khi người ta  thấy những người tỵ nạn đă đến được nước ngoài rồi mà trong người họ c̣n quá nhiều vàng, đă cho người ta thấy là chỉ có những người giàu có mới trốn ra khỏi nước Việt Nam. Đây cũng là một ly do giúp cho người khác chứng minh hay biện giải cho chánh phủ Việt Nam và mưu toan khước từ quy chế tỵ nạn cho những người dân tỵ nạn. Đó là hành động của các quốc gia đă tiếp đón những người tỵ nạn đầu tiên v́ họ coi những người này như là những "người nhập cư bất hợp pháp". Thế nhưng, quy chế quốc tế này đă có từ năm 1951 không thể khiến cho lẫn lộn được . Quy chế này xác định là có thể xem như người tỵ nạn: "Tất cả người nào mà ,v́ sợ phải bị truy hại, v́ lư do chủng tộc, v́ lư do tôn giáo, v́ lư do quốc tịch, thuộc về một nhóm xă hội đặc biệt, hay v́ những quan điển chánh trị , mà phải ra khỏi tổ quốc của ḿnh."       

    (3) H.C.R. là High Comittee for Refugees. (Haut Comité pour les Réfugiés)

  Dĩ nhiên, trong số những người chạy trốn cũng có những người buôn bán giàu có, những người có đời sống thoải mái, những bác sĩ , các công chức, giám đốc xí nghiệp….Nhưng phần rất đông những người ở trong các trại ở Mă Lai hay các nơi khác là những nông dân, thợ thuyền, dân đánh cá hay thuộc về giai cấp trung lưu. Về điểm này bản liệt kê về nghề nghiệp ở Pulau Bidong không có ǵ mập mờ hết (xin xem phần Phụ Bản).

     Trên hải đảo này, trong cái nhà tù nổi hung bạo này, tôi đă thu lượm từ miệng các ông Minh, Vân, Trần và của nhiều người khác nhiều bằng chứng sau đây.

      Cần phải viết đến 10 cuốn sách th́ người ta mới thấy được những ǵ đă xảy ra ở Việt Nam và trên cái biển Nam Hải này, nơi mà từ đây về sau chuyện ǵ h́nh nhhư cũng có thể xảy ra hết, kể cả những chuyện ghê rợn trong sự tưởng tượng. Và có ai bao giờ biết được cái ǵ đă xảy ra cho những người không đi được đến đích, những người đă chết trong các trại tỵ nạn, hay những người đă bị dắm tàu trước khi đến được các bờ biển của Mă Lai, của Thái Lan hay của Nam Dương. Những người đó vĩnh viễn không bao giờ c̣n lên tiếng được .

       Bài toán của những người tỵ nạn Việt Nam vừa đơn giản và vừa phức tạp. Cũng giống như tất cả các bài toán quan trọng trong thời đại của chúng ta. Và nếu quyển sách này chỉ dành cho Pulau Bidong, th́ đó chỉ là cho chúng ta nh́n thấy rơ hơn tiêu điểm, phân tích rơ hơn những sự kiện và thời sự. Có hàng chục trại tỵ nạn như các trại ở Pulau Bidong, nhưng cái trại này là trại quan trọng nhất của Mă Lai, và là một trong những trại có ư nghĩa nhất. Và cũng ở trại này mà một trong những hành dộng của tư nhân đă được triển khai để đôi khi thử cố gắng giải quyết những bất lực của các cơ quan công quyền. Chiếc tàu mang tên "Ḥn đảo của ánh sáng" (nguyên tác: Ile de Lumière) thực sự đă có, mặc dầu có quá nhiều sự gièm pha. Chiếc tàu đă có mặt ở đó, trong ṿng 3 tháng, neo cách ḥn đảo 400 thước, để giúp đỡ và trợ lực cho ḥn đảo . Chiếc tàu này đắt tiền lắm, thật quá đắt. Nhưng không bao giờ người ta có thể đánh giá chính xác được bằng những con số, như người ta  có thói quen thường hay làm, về hành động của nó, được chọn lựa cho trại tỵ nạn ở đây, trong số những trại khác. Chắc chắn là người ta có thể kết toán con số người mà các bác sĩ trên tàu đă cứu sống được. Nhưng không kết toán được những người chết, những sự phật ư, những điều nhục nhă tránh được cho người tỵ nạn chỉ bằng sự hiện diện của con tàu như là một con mắt của công luận luôn chiếu thẳng vào những hành động của người Mă Lai. Con tàu "Ḥn Đảo của Ánh Sáng" chỉ có lợi trực tiếp cho những người bệnh và những người bị thương. Tối đa là 1000 hay 2.000 người . Đó là đă quá an ủi rồi ! Nhưng gián tiếp con tàu đă cứu được hằng vạn người Việt Nam  mà cảnh sát không dám đẩy lùi ra biển trước mặt các bác sĩ hay các nhà báo đang hiện diện trên tàu, và con tàu đă cho phép những người khác, cho tất cả những người khác, được quư trọng hơn một chút như một con người .  

      Và ở bên Pháp, ở Âu Châu, con tàu sơn trắng này đă giúp làm bật lên sự nhạy cảm của công luận và mở rộng thêm ra hành động chiếu cố đến người tỵ nạn.

      Về vấn đề này, phải công nhận là công luận và các chánh phủ phản ứng hơi chậm. Và nước Pháp hơn thế nữa là một trong những quốc gia đă có hành động chậm hơn hết. Phải chờ đến biến cố của con tàu Hai Hong để báo chí thật sự nói đến bài toán này, một bài toán cũ đă nhiều năm rồi, tiếp theo sau đó là con tàu "Ḥn Đảo Của  Ánh Sáng" được gởi đi một cách ly kỳ đến Pulau Bidong, và vào giữa tháng sáu, năm 1979 có sự hăm dọa đuổi đi tất cả người tỵ nạn của các nước đón nhận thuyền nhân đầu tiên, phải đợi đến lúc đó công luận mới nhúc nhích và báo chí mới cho vấn đề này lên trang nhất…  

 
* * * * *

 2.- NGUYỄN VĨNH LONG x

        Nguyễn Vĩnh Long nín thở, nhẹ nhàng ngiêng ḿnh nh́n ra bên ngoài cửa sổ. Anh thấy ở phía dưới cả chục người mặc quân phục màu xanh lá cây. Họ đang tra hỏi một bà lăo, bà đang cúi đầu xuống, h́nh như bà không hiểu về những ǵ người ta hỏi bà. Anh đứng lui ra. Lần này anh nghĩ là chắc chắn anh sẽ bị tóm. Anh đứng yên lặng một lúc, bất động, trong ḷng sợ sệt, lắng tai nghe từng tiếng động ngoài đường, một chiếc xe đến, có tiếng cất cao lên ra một số lệnh. Sau đó, bồn chồn anh lại mở một tủ ở hốc tường ra và bắt đầu dọn đi các hộp và thùng cất trong đó. Anh biết là anh không có nhiều th́ giờ nữa. Bọn kia sẽ tới đây ngay bây giờ. Họ đang lục soát các căn nhà bên cạnh. Mồ hôi anh đổ ra như tắm, bực bội với cái nóng của tháng 5 / 1975 này. Anh cảm thấy hoảng sợ. Khi cái tủ đă được dọn trống, anh vào ngồi trong đó. Anh không c̣n biết ḿnh là ai nữa. Anh ta, Nguyễn Vĩnh Long , cựu thượng sĩ thuộc lực lượng an ninh, đă nhiều lần được tuyên dương ngoài mặt trận và được các bạn đồng đội coi như một trong những người chiến đấu tốt nhất, đang run như cầy sấy. Run, sợ, v́ các anh "bộ đội" sẽ t́m thấy anh ngay thôi, và anh chỉ có một ḿnh, không súng đạn. Anh vụt b́nh tĩnh lại. Trốn ở trong chiếc tủ này không có ích lợi ǵ cả. Trái lại, anh nên tươi cười và b́nh tĩnh đón tiếp họ. Chẳng có ǵ để cho họ nhận ra anh đâu. Anh đă đốt hết tất cả giấy tờ rồi, đă vứt hết quân phục của anh rồi, và đă gởi các con anh về Cần Thơ rồi. Có thể họ không nhận ra anh đâu.

     Anh đóng cửa tủ lại và cố gắng giữ thái độ b́nh tĩnh. Có tiếng gơ mạnh ngoài cửa.

Lần này , họ đă đến đây rồi. Anh mở cửa, với một nụ cười nở trên môi, nhưng tay th́ vẫn run. Ngay lúc đó, tám anh lính nhảy lại và lấy báng súng đẩy mạnh anh vào cuối pḥng.

Người sĩ quan đi theo toán lính hỏi anh:       

"Anh là thượng sĩ Nguyễn Vĩnh Long phải không ? Anh năm nay 35 tuổi và anh đă phục vụ cho đế quốc Mỹ, là tay sai của đế quốc Mỹ . Anh phải đi theo với chúng tôi ."

      Nguyễn cố gắng chối. Một người lính đánh vào đầu anh, và anh té xuống, quỳ gối, một gịng máu đỏ chảy xuống mắt anh. Anh cảm thấy máu chảy xuống dọc theo mang tai anh, và có những bàn tay cắp vào nách anh. Anh để cho những người lính lôi anh xuống tận cầu thang. Thêm một báng súng nữa đánh vào mạng sườn anh làm anh muốn hết thở để họ lôi anh đi mà không có một chút kháng cự nào.

      Xuống đến đường anh bị choáng cả người v́ ánh nắng mặt trời. Đă có một số người đang tụ tập trên lề đường. Đàn ông có, đàn bà có, trẻ con có, họ nh́n anh không nói một lời nào. Anh cảm thấy quá cay đắng. Từ sau ngày Sài G̣n bị thất thủ, ngày 30/4, người ta tố giác nhau quá nhiều .

      Thêm một cái đau nữa ở sau lưng và người ta đẩy anh lên một chiếc xe quân sự và các anh lính ngồi vây quanh anh bắt anh phải để hai tay lên đầu. Chuyến đi không lâu. Anh nhận biết là người ta đưa anh thẳng vào khám đường của thành phố. Anh cảm thấy bồn chồn trong người … Số phận của anh sẽ ra sao đây khi mà anh bị phát  hiện ra ngày hôm nay? Anh quyết định phải chối hết. Anh không phải, anh không bao giờ c̣n là anh thượng sĩ Nguyễn Vĩnh Long nữa.

     Đến khám đường, anh bị đẩy vào một pḥng lớn, trống, ở đó có vài người cũng mặc những bộ đồng phục màu xanh lá cây. Cánh cửa được đóng lại.

     Cuộc hỏi cung ngắn thôi. Một người bên phải của anh dùng nắm tay đấm vào bụng anh.  Một người khác, bên trái anh, đỡ anh lên để đánh vào đầu anh. Sau đó các anh khác cũng đánh anh nữa. Và người ta không hỏi anh ǵ hết. Tên cũng không mà cấp bậc cũng không . Không hỏi ǵ hết. Trên gương mặt của họ chỉ có những nụ cười, những nụ cười chế nhạo khi họ tiến tới gần anh.

     Người ta lôi anh đến một xà lim trong một hành lang tối om. Trên trần chỉ có một bóng đèn trơ trụi tỏa ra một ánh sáng vàng nhạt lên 4 bức tường không có cửa. Căn pḥng vuông vức mỗi cạnh không quá 2 thước rưỡi. không có giường, chỉ có một h́nh dáng một con người, bất động, co rúm trong một góc pḥng.

      C̣n lại có một ḿnh, anh Nguyễn ḅ lại con người đă quay lại phía anh một cách đau đớn khi người ta đẩy anh vào xà lim. Anh ta gần như một ông già, và gương mặt hốc hác của ông ta đă nói lên cho riêng anh biết là ông ta đă hứng chịu những xử lư tàn tệ như thế nào. Qua vài lời trao đổi anh cựu thượng sĩ biết là người bạn cùng xà lim với anh là một linh mục công giáo và ông ta đă bị đưa vào đây nhiều ngày rồi. Nhưng anh không dám tiết lộ lư lịch thật của mính. Sự ngờ vực vẫn c̣n sâu đậm trong ḷng anh như là một cái phao đề sống c̣n.

      Anh Nguyễn suy nghĩ, tự hỏi không biết người ta c̣n giữ anh lại đây bao lâu nữa, và ít nhất anh có thể bị đưa ra xét xử hay không. Anh vẫn chưa biết là anh c̣n phải ở lại xà lim này 11 tháng và 24 ngày nữa. 11 tháng và 24 ngày giống nhau ngày nào cũng như ngày nấy nhịp nhàng đều đặn với một chén cơm mặn buổi sáng, một chén cơm mặn buổi chiều, với những trận đ̣n như mưa và với những con chuột đói đi t́m khẩu phần của chúng trong lúc anh đang ngủ, đă làm anh phải giật nẩy ḿnh hoảng sợ v́ những cọ xát vào ḿnh anh một cách quá dơ bẩn và ghê tởm không nói được.   

       Trong suốt chuỗi ngày tháng dài lê thê đó không một lần nào anh thấy được ánh sáng của ban ngày. Nhưng bóng đèn trên trần xà lim không bao giờ tắt. Các anh cai tù của anh lúc nào cũng làm cho anh hiểu rằng anh là một phần tử không thể thu hồi được trong cái xă hội mới của Việt Nam. Để chiến đấu vời sự kiệt sức của ḿnh , hằng ngày anh bắt buộc phải tập một vài động tác cho cơ thể, nhưng anh cảm thấy lần lần bị yều đi. Anh cũng tự hỏi hoài với một nỗi lo âu là không biết vợ và các con anh đă như thế nào rồi, và không biết họ có bị cùng số phận như anh hay không. Niềm an ủi duy nhất của anh là t́nh bạn mà anh đă lần hồi nối kết lại được với  vị linh mục già lúc nào cũng thanh thản, tự tin và không biết lo lắng là ǵ.    

     Khi anh được ra khỏi xà lim, để vị linh mục ở lại một ḿnh, là anh được đưa đến trại cải tạoTầm Vu..Ở trại này, sinh hoạt có thay đổi, điều tiết lần này qua các buổi học tập chánh trị và lao động ngoài đồng án. Mỗi buổi sáng, các anh bộ đội dẫn từng toán nhỏ tù nhân ra khỏi khuôn viên các trại và giám sát suốt cả ngày trong lúc các tù nhân cuốc đất hay cày ruộng.Thời gian nghỉ ngơi rất hiếm và thức ăn th́ thiếu thốn. Đến chiều người ta lại đưa các tù nhân về trại và nhốt họ vào xà lim.

     Thỉnh thoảng, có những cuộc trốn trại. Có tin đồn rằng có những nhóm cựu quân nhân đă tổ chức các chiến khu ở trong vùng Châu Đốc, và có một số tù nhân đă mưu toan trốn trại để gia nhập vào đó. Anh Nguyễn đă nhiều lần có cơ hội ước tính được kỹ thuật thông thường của sự trốn trại. Chỉ cần phát hiện được một thời điểm không chú ư nào đó của các anh lính gác trong lúc lao động ngoài đồng để chạy đi trốn ngay trong một lùm bụi nào đó. Phải chạy vào rừng trốn khi bọn cán bộ tập họp các tù nhân lại để dẫn họ về trại trước khi mặt trời sắp lặn. Đó chỉ là một thời gian duy nhất tương đối lộn xộn, một yếu điểm trong hệ thống cải tạo. Anh đă chứng kiến nhiều người đă trốn trại thành công bằng cách này. Nhưng thỉnh thoảng cũng có một tiếng súng nổ và một người ngă gục xuống. Chỉ v́ anh này đă nhảy vào rừng quá sớm hay quá muộn thôi.

      Sau năm tháng ở đây, anh Nguyễn thấy ḿnh đă biết được đầy đủ các thói quen của những anh lính gác và địa h́nh địa vật trong vùng để thử thời vận. Anh chọn một bụi rậm cho ḿnh, không cách xa miếng ruộng lắm, mà cũng không cách xa b́a rừng lắm. Và cúi khom lưng xuống anh phóng vào bóng tối của bụi rậm đúng vào lúc phải phóng đi. Phía bên kia, là sự tự do.

      Ngày th́ ngủ, đêm th́ đi, ăn th́ có một ít cơm anh đă có mang theo, anh đến vùng núi của Châu Đốc và t́m đến các anh em kháng chiến quân không một chút khó khăn nào.Thật ra chính những người này đă phát hiện ra anh vào một trong những cuộc di chuyển triền miên của họ. Anh gặp lại ở đây một số chiến hữu bạn đă trốn trại như anh hoạc đă chạy trốn ngay sau khi Sài G̣n bị thất thủ. Ở đây đă có gần 50 người nam và 5 người nữ, vợ của sĩ quan đi theo chồng. Chính là họ là những người lo phần tiếp tế thực phẩm. Khi cần thực phẩm họ giả dạng làm nông dân, lẻ tẻ đi ra chợ của thành phố gần nhất và mua thức ăn về. Các bà này phải liên tục đổi mới cách mua thực phẩm này, vốn có nhiều nguy cơ khó lường được .Vào một ngày nọ có một bà bị bắt.. Bà bị một toán tuần tiễu bắt chuyện với bà, bà không biết t́m những câu trả lời thích hợp với các câu hỏi do bọn lính đă hỏi bà.Từ đàng xa các bà kia thấy bà bị các "bộ đội" đánh đập và đưa bà về khám đường.

      Toán này có 25 cây súng, gần như mỗi ngày phải di chuyển xuyên núi xuyên rừng, ít khi dám đi qua dồng ruộng và những nơi trống trải. Các cuộc di chuyển thường bị ngưng lại v́ phi cơ bay ngang trên đầu, h́nh như để truy t́m họ.Cứ mỗi lần như vậy là họ phải nhảy vào lùm bụi và nằm đó chờ cho đến khi đâu đó thật yên lặng mới dám ra đi. Họ chạy trốn hơn là chiến đấu, thường phân tán ra thành nhiều nhóm nhỏ để tránh các toán tuần tiểu vốn đôi khi đă theo đuổi họ trong nhiều ngày. Không bao giờ họ ngủ ở một địa điểm cũ, và tránh các xóm làng, sợ bị tố giác.

      Sáu tháng như vậy đă trôi qua trong một cuộc trốn tránh liên miêm và kinh hoàng. Không một ai biết nghỉ ngơi là ǵ, lúc nào cũng phải cảnh giác, chăm chú nghe từng tiếng động. Lại c̣n phải sống với mớ quần áo rách tơi tả trên vai, trời mưa th́ lạnh buốt tới tâm hồn, trời nắng th́ cháy hết cả da, lại c̣n bị muỗi ṃng sâu bọ cắn đốt không ngơi nghỉ, đi măi mà ngủ nghỉ th́ quá ít, nên sức khỏe lẫn tinh thần đều đi tới chỗ cạn kiệt…

      Với anh Nguyễn, cuộc phiêu lưu này chấm dứt vào một đêm nọ. Với mười lăm anh bạn khác anh đă chạy trốn suốt cả ngày trước hằng trăm "bộ đội" v́ họ đă khám phá ra được nhóm của anh trong núi. Đêm đến, anh cũng tưởng là đă thoát khỏi họ rồi nên mới cùng các bạn chui sâu vào một hang đá để nghỉ ngơi đôi chút.

       Trước khi trời sáng, họ nghe có nhiều tiếng chân bước đi và nhiều tiếng gọi. Lập tức họ ba chân bốn cẳng chạy đi ra khỏi chỗ trú, không quên mang  theo hành trang nghèo nàn của ḿnh, sợ nếu không kịp ra khỏi hang động th́ họ sẽ bị dồn về đường cùng hết phương cứu chữa. Nhưng vừa mới bước ra khỏi hang núi vài bước th́ họ gặp ngay toán "bộ đội". Họ cố gằng chạy tiếp về phía rừng để mong thoát khỏi "bô đội".Nhưng "bộ đội" đă bắn xối xả vào họ, không cần lên tiếng ra lệnh ǵ hết. Anh Nguyễn thấy một người bạn ḿnh lăn tṛn bên cạnh anh, một viên đạn được ghim ngay vào lưng, và như các bạn khác, anh không c̣n chọn cách nào hơn là phải sớm đưa tay lên c̣n hơn là chịu một số phận như anh bạn vừa rồi.

     Mấy anh "bộ đội" nhảy lại đè các anh xuống với những cú đánh và những lời chửi mắng dồn dập. Rồi người ta lôi các anh đi suốt ngày đó về khám đường của tỉnh Châu Đốc. Người ta cách ly các anh ra để nhốt vào xà lim vốn đă có tù nhân ở đó trước rồi. Anh Nguyễn cảm thấy quá mệt mỏi về tinh thần hơn là về thể xác. Anh đă chịu đựng đủ mọi thứ một cách vô ích, và đă mạo hiểm cả trăm lần cuộc đời ḿnh để cuối cùng lại phải trở lại điểm xuất phát. Và anh c̣n có nguy cơ bị đối xử c̣n tàn khốc hơn lúc anh vào khám đường lần đầu tiên nữa. Anh cảm thấy có một luồng thất vọng tràn ngập trong người anh, và không có một phản ứng nào, anh cứ thế để mặc cho người ta lôi anh vào xà lim.

     Trong những ngày sau đó anh đă phải chịu nhiều lần tra hỏi. Cứ mỗi lần bị  tra hỏi là mỗi lần anh bị người ta đánh đập anh thật tàn nhẫn, như là họ cố t́nh trả thù anh một cách vô ư thức về sự thất bại của nhóm người của anh vậy. H́nh như họ không chịu nổi sự kiện là người ta từ khước ra mặt chế độ mới mà họ mang tới cho Miền Nam . Sau vài ngày tra tấn, anh Nguyễn đành phải thú thật tất cả những ǵ mà họ muốn anh phải thú nhận. Anh nói về sự trốn trại của anh, về mấy tháng sống trong tổ chức du kích. Tất cả. Sau đó th́ người ta mới bớt đánh đập anh, nhưng trong xà lim, chỉ c̣n anh là người duy nhất c̣n thường xuyên bị xiềng. Rơ ràng là những tù nhân khác được coi là ít quan trọng hơn anh. Riêng về các anh bạn chiến hữu cùng bị bắt với anh, anh không bao giờ được nghe nói tới.

      Hai tháng tám ngày sau, anh lại thấy hy vọng trở lại, làm anh sống trở lại khi anh nhặt được một sợi giây ch́ trong pḥng vệ sinh. Đây là thời gian duy nhất mà anh không bị xiềng, và là thời gian mà người ta không c̣n trực tiếp canh chừng anh nữa. Anh đă không bao giờ biết là tại sao sợi giây ch́ lại có ở đó, nhưng tim anh đập mạnh không v́ sợ hăi mà v́ niềm hy vọng, anh nhặt nó và giấu trong quần ḿnh. Anh không muốn nghỉ tới chuyện ǵ sẽ xảy ra cho sợi giây ch́ này nếu anh bị bắt. Chuyện rủi ro cũng lớn lắm. Nhưng chỉ một ư nghỉ duy nhất là sự tự do mà anh đang thấy lờ mờ sấp tới thôi cũng đủ làm cho anh thấy ḿnh sẵn sàng hành động, các bắp thịt căng cứng lên, có sức mạnh trở lại.    

       Khi vào lại xà lim, anh chờ cho đêm đến, và đâu đó yên lặng  tối đa, anh mới bắt đầu dùng sợi giây ch́ để mở khóa sợi giây xích đang xiềng anh. Anh mở được khóa vài phút sau đó. Anh chú ư lắng nghe động tịnh. Các anh bạn tù nằm ôm nhau ngủ yên, hơi thở nhẹ nhàng im lặng. Không ai nghe thấy anh làm ǵ hết. Anh đứng dậy không một tiếng động và chờ đợi một lúc để cho tim anh bớt đập. Anh biết là các anh lính gác ở cách cánh cửa khoảng 10 thước, và cánh cửa này lại không có đóng, thật là một sự phi lư không giải thích được . Có thể đó là một trong các lư do khi người ta đă xiềng anh lại rồi. Các anh tù nhân khác th́ không bao giờ có nguy cơ vượt ngục v́ họ chỉ vào đây v́ tội nhẹ.

     Trong lúc anh di chuyển lại cửa xà lim, một lần nữa anh nghĩ là sự may mắn lại chiếu cố đến anh một cách khác thường. Hôm nay sự may mắn đă giúp anh, ngay trước khi anh sẽ bị chuyển đến một trung tâm quan  trọng hơn là khám đường của địa phương, ở đó chắc chắn là anh sẽ không thể nào vượt ngục được .

      Anh không chần chờ nữa, và đẩy nhẹ cánh cửa  Từ chỗ anh đang đứng , anh nghe rơ các anh lính gác đang tṛ chuyện với nhau.. Cách đó 20 thước là cảng rào kẽm gai đang chiếu sáng ghê rợn dưới ánh trăng. Phía sau đó là một con rạch. Anh biết rơ là anh phải làm ǵ rồi. Và một lần nữa, việc này có nhiều nguy hiểm to lớn. Ngay như kẽm gai không cao lắm mà anh phải nhảy qua, và có thể anh sẽ bị phát hiện.  

       Luôn luôn trong yên lặng nhưng nhanh nhẹn, anh mở cửa vừa đủ để anh lách ḿnh ra ngoài, và đóng cửa lại, cố gắng nằm ép thật sát người xuống sàn xi măng lạnh buốt.

       Anh ḅ lần ra tới mặt đất và cứ tiếp tục tiến tới từ phân từ phân, tim càng lúc càng đập mạnh hơn, mồ hôi chảy xuống qua mắt ướt hết quần áo rách nát của anh.

       Đến lúc anh chỉ c̣n cách rào kẽm gai chừng vài thước, anh  kiên nhẫn để có thời gian cần thiết tập trung sức lực lại. Không thể để thất bại lần này nữa được. Th́nh ĺnh anh vụt thấy hàng rào kẻm gai cao quá, gần như qua không khỏi, rộng và đe dọa quá. Anh tự lư luận. Nó không thể cao hơn một thước rưỡi được . Nhưng rồi anh cảm thấy nghi ngờ. Anh lại có ư thử trở lại xà lim, và từ bỏ ư định vượt ngục. Anh ngập ngừng, do dự..  Chỉ là nhận lấy một nguy hiểm nữa thôi nếu họ phát hiện được anh. Anh không thích nghĩ tới những hành động tàn nhẫn mới mà họ bắt anh phải gánh chịu. Xét cho cùng, thà là đánh liều với mấy viên đạn của bọn lính canh.

       Anh vụt đứng phắt dậy, lấy trớn và nhảy qua rào kẽm gai. Liền lúc đó anh nghe thấy  có nhiều tiếng súng nổ và những tiếng gọi đàng sau anh. Anh phóng tới con rạch một cách vô vọng, hổn hển chạy ngoằn nghoèo, lúc nào cũng chờ đợi một phát đạn vào lưng. Nhưng rồi không có ǵ xảy ra, và vài giây sau đó anh nhảy ùm xuống gịng nước xanh đục nhưng niềm nở dón anh.   

       Khi anh trồi lên mặt nước, cũng có cố gắng hơi lâu, anh ngoái đầu nh́n lại phía khám đường. Nó đang trở thành như một ổ kiến thật sự . Người ta đổ ra chạy tứ hướng, người th́ bắn súng, có một ngọn đèn pha đang rọi. Có một toán lính đang chạy dọc theo con rạch mà anh vừa thoát ra, họ đốt đuốc soi xuống rạch. Anh hít đầy phổi lặn xuống nữa, tin chắc là phen này anh được cứu sống, sống lại bằng hy vọng của sự tự do khó tưởng tượng nổi.

     Anh đă lặn xuống và đă lội dưới mặt nước , chỉ trồi đầu lên vào phút chót, theo con rạch đi xuống tỉnh. Hai bên bờ lặng im như tờ. Không có một tiếng động nào khuấy động đêm thanh vắng. Khi anh đến xóm nhà đầu tiên, anh lên bờ. Anh biết ngay là phải đi dâu rồi. Có nhiều bạn bè của anh đă ở Châu Đốc. Khi anh gơ cửa vào nhà anh bạn đầu tiên, anh được tiếp đón rất niềm nở. Đă từ lâu anh em ai cũng tưởng là anh đă chết rồi, c̣n anh th́ lại lo là họ chắc cũng đang bị nhốt. Sau phút mừng rỡ được gặp lại nhau , bạn bè anh cho anh quần áo mặc và đem thức ăn lại làm anh ăn ngấu nghiến. Sau đó anh mới nói:

"Tôi cần phải đi Cần Thơ . Tôi cũng có nhiều bạn bè ở đây. Và từ đó tôi mới có thể biết được việc ǵ đă đến với vợ con tôi.

- Anh đừng có lo, người chủ nhà đặt  tay lên vai anh  và nói. Sáng sớm ngày mai tôi sẽ đưa anh đi Cần Thơ bằng mô tô. Lúc này không có người nào canh gác trên đường đâu. Nhưng dù sao ta cũng phải cẩn thận th́ hơn."

        Họ đă làm đúng những ǵ anh bạn của Nuyễn đă quyết định, và trời chưa sáng là anh Nguyễn đă được anh bạn của ḿnh đèo sau lưng chiếc mô tô rồi. Nguyễn lại đâm ra lo sợ. Nếu một toán tuần tiểu hay một đồn kiểm soát nào đó chận họ lại, th́ anh thấy không biết phải làm thế nào đây. Nên anh nhắm mắt lại suốt cuộc hành tŕnh thay v́ cứ nghỉ tới những mối nguy cơ mà anh sẽ phải đương đầu.

        Tới Cần Thơ, bạn anh  đưa anh thẳng đến nhà một người bạn chiến hữu cũ, một ông trung úy mà có thời đă là cấp chỉ huy trực tiếp của anh. Anh chỉ có gặp được bà vợ của trung úy đó mà thôi. Bà cho biết là chồng bà cũng đă bị bắt gần như cùng ngày với anh và một ít lâu sau đó ông đă được chuyển ra Miền Bắc rồi. Và từ đó đến nay bà không có tin tức ǵ về ông ta nữa.            

        Bà ta cho phép anh Nguyễn vào tạm trốn ở nhà bà, ở đây anh thấy cũng không có ǵ nguy hiểm và bà ta chấp nhận đi ngay đến Vĩnh Long, cách đây chừng 8 cây số để gặp 3 đứa con của anh ở đó.

     Anh chờ đến chiều bà ta mới về đến nhà. Bà ta cho anh biết là con gái và một trong 2 đứa con trai của anh vẫn c̣n ở Vĩnh Long, hai đứa nhỏ sẽ đến đây gập anh trong vài ngày nữa. C̣n đứa con trai thứ hai th́ đang ở với mẹ nó ở một thành phố khác.

     Nguyễn cảm thấy quá mừng rỡ. Rồi đây anh sẽ gặp lại 2 đứa con anh, và sẽ cùng chúng nó t́m phương tiện trốn ra nước ngoài. Một người bạn anh ở Châu Đốc chẳng đă từng cho anh biết là một người quen của anh  ta ở Sa Dec đang chuẩn bị một chuyến vượt biên cho hằng chục người hay sao ? Mấy cha con ta sẽ đi đến đó để cùng vượt biên chung với nhau.

     Những ngày kế tiếp Nguyễn thấy sao mà nó dài vô tận. Thần kinh anh bị căng thẳng, và mỗi tiếng động đều làm anh giật ḿnh. Anh hết sức bồn chồn sốt ruột, khi anh thấy được là anh có khả năng sẽ giành lại được vĩnh viễn sự tư do của ḿnh.Thỉnh thoảng anh mơ tưởng tới Hoa Kỳ, nơi mà anh sẽ tới sau này, và những ǵ anh sẽ làm ở đó. Cũng có những lúc anh soi gương và phát hiện ra một con người ốm gầy đang đứng trước mặt anh.

      Măi đến ngày thứ sáu đứa con trai và con gái anh mới đến. Hai đứa nó có mang theo được một số "cây" vàng mà chúng nó c̣n cất dấu được. Anh lại gặp một chướng ngại mới nữa. Đó là số tiền cần phải trả cho sự vượt ngục, v́ anh thấy không c̣n nghi ngờ ǵ nữa là trong thời buổi hiện tại cái ǵ cũng phải được trả bằng "vàng" .

      Ngay ngày hôm sau, họ cùng lên xe đ̣ để đi SaDec, như những người hành khách b́nh thường. Đây là phương tiện nặc danh và kín đáo duy nhất để đi đến tỉnh. Đi bộ th́ họ sẽ có nhiều nguy cơ dễ bị t́nh nghi hơn. Điều cốt yếu là phải biết rơ chỗ nào sẽ có trạm kiểm soát để có thể tránh.

      Nhưng một lần nữa, Nguyễn lại gặp may mắn. v́ không có toán tuần tiễu nào trên suốt lộ tŕnh. Anh đă có dự trù rồi là nếu có th́ anh sẽ xuống xe trước khi đến trạm cảnh sát, xong đi bộ xuyên ruộng ṿng qua trạm và đợi lên xe lại ở phía bên kia.

     Tại Sa Dec, anh t́m gặp bạn dễ dàng. Anh này xác nhận là anh ta đă cùng với trên mười người nữa đang mua một chiếc tàu đánh cá dài 24 thước của một người dân chài ở bờ biển. Họ đă dự trữ xong xăng và thức ăn. Với ba cha con anh, con số người đi sẽ là một trăm lẽ chín người, kể cả tất cả người trong gia đ́nh. Kể ra th́ nhiều người thật nhưng chiếc tàu có vẻ chắc chắn. Nguyễn đóng phần tiền của ḿnh (40 cây vàng cho 3 người) cho người thuyền chài và họ chờ đợi.

      Họ không cần kiên nhẫn lâu lắm. Chuyến vượt biên đă sẵn sàng từ lâu rồi. Một đêm nọ, họ đi bộ ra một con rạch, ở đó đă có sẵn xuồng ghe. Các người vượt biên khác đến từng toán nhỏ từ các con đường khác. Khi mọi người đều có đủ mặt, họ âm thầm xuống ghe, xuồng và bắt đầu đi ra hướng biển. Nhóm người đi này có 4 khẩu súng, được giao cho những người biết cách xử dụng. Mọi người đều có quyết tâm chiến đấu nếu gặp toán tuần tiễu. Nhưng cuộc hành tŕnh suông sẻ không có ǵ xảy ra trong một đêm tối như mực này. Họ đến chiếc tàu, một đống đen sẫm đang neo bên bờ gần vàm rạch. Mọi người đều trèo lên tàu với hành trang của ḿnh, cả nồi niêu soong chảo và những ǵ họ có thể mang theo. Sau cùng, người được chỉ định lái tàu cho máy nổ, và họ tiến ra biển khơi.

       Nh́n các bờ thấp của đất nước ḿnh xa dần, Nguyễn cảm thấy ḷng rất yên tâm. Anh nghĩ rằng phía bên kia bờ đại dương là sự tự do rồi. Nhưng rồi anh nghĩ một ngày nào đó anh sẽ c̣n trở lại để chiến đấu nữa. Anh ôm hai đứa con vào ḷng và ngồi xuống với chúng nó trên bong tàu.

       Tất cả đều đồng ư là họ sẽ đi đến Mă Lai. Họ đă đi được ba ngày hai đêm rồi mà không thấy được một chiếc tàu nào khác. Biển vẫn yên tỉnh trong suốt cuộc hành tŕnh  nhưng không v́ vậy mà một số đông hành khách không bị ói mửa liên tục.

        Cuối cuộc hải hành, họ thấy một bờ biển thấp dưới rặng núi xa xa. Rồi họ ghé vào một nơi thấy có đông dân cư. Họ sẽ đi đến đó và chưa biết người ta sẽ đón tiếp ḿnh ra sao đây. V́ thế họ rất là thận trọng. Nhưng khi họ vừa đặt chân lên một băi cát trắng nhỏ th́ có một toán cảnh sát người Mă Lai nhào tới tấn công họ như một bọn cướp, và lục soát khắp người họ lại thỉnh thoảng c̣n đánh người này người nọ v́ những người này đă tỏ ra không ngoan ngoăn. Họ lấy hết những ǵ mà họ thấy có chút lợi lộc, nhất là vàng. Có một người nào đó đă liều lĩnh hỏi xin họ biên nhận, nhưng câu trả lời duy nhất mà anh ta nhận được là một báng súng vào bụng. Đến lúc đó không người nào c̣n có ảo vọng ǵ về những món đồ vật quư giá mà họ đă mang theo. Nhưng hương vị đắng cay của sự mất mát đó cũng tan biến đi với ít nhiều sảng khoái của sự tự do mà mọi người đă t́m lại được.    

      Trong chín ngày tiếp theo sau đó, người ta bắt họ phải ở ngay tại băi biển đó để chờ người ta giải quyết số phận của ḿnh. Từ ngày thứ hai trở đi người ta có phát cơm, nhưng chỉ có vậy thôi.

      Cuối cùng vào một buổi sáng, có một chiếc tàu đến, mang dấu hiệu Hồng Thập Tự Mă Lai. Người ta đưa họ lên tàu và tàu lại chạy a khơi. Nguyễn được biết là người ta mang mọi người đến ḥn đảo Pulau Bidong, nơi đó có một trại của người tỵ nạn. Tàu chạy dọc theo bờ biển Mă Lai trong nhiều giờ dưới ánh nắng gay gắt. Và sau đó anh Nguyễn và mọi người đều trông thấy một ḥn đảo h́nh nón, có rừng và có băi cát bao quanh mà họ đoán là chắc là có doanh trại. Không một người nào trong  nhóm thuyền nhân này biết được những ǵ sẽ chờ đợi họ trên ḥn đảo giống như nhà tù này. Không một ai biết được là ḿnh sẽ ở đây bao lâu nữa, cũng không ai biết được cái tên Pulau Bidong này một ngày nào đó sẽ trở thành đồng nghĩa với Tuyệt Vọng.



Trở về trang đầu           trang sau

 

1