MỘT CHUYẾN ĐI BỔ ÍCH

Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ

Ngày: 25.08.2004

 

LTS : Gs. NGUYỄN PHÚ THỨ, bút hiệu Hàn Lâm, quê quán Cần Thơ, đă từng là Giáo Sư & Giám Học Trường Trung  Học tại Long Xuyên, Tỉnh An Giang và Giáo Sư Toán Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp Nguyễn Trung Trực Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang. Ông là học giả và là nhà biên khảo đă viết các bài giá trị đăng báo khắp nơi có cộng đồng người Việt, để đóng góp trong việc bảo tồn di sản Phong Tục Tập Quán Văn Hoá Việt Nam; và trong lănh vực giáo dục Ông đă nghiên cứu, sưu tầm để viết những tác phẩm Việt Ngữ và song ngữ Pháp Việt rất đắc dụng, cho nên Giáo sư NGUYỄN PHÚ THỨ đă được Thủ Tướng Chánh Phủ Pháp trao tặng huy chương giáo dục cao quư “Đệ Ngũ Đẳng Hàn Lâm” năm 2003 vừa qua.  Ông đă biên soạn và ấn hành nhiều bộ sách giá trị thuộc nhiều lănh vực như sau: 

  1. Comment Vivre en France et Connaître la Langue   Française (T́m Hiểu Đời Sống và Ngôn Ngữ Pháp) (1994)

 2. Vocabulaire Pratique (Ngữ Vựng Thực Hành) (1999)

 3. Ordinateur Pratique 1, 2 & 3 (Điện Toán Thực Hành 1, 2 & 3 riêng quyển 3 (2000 - 2003)

 4. 4000 Mots Pratiques  (4000 Từ Ngữ Thực Hành) gồm 2 quyển, gồm 4 ngôn ngữ như sau: Anh, Pháp, Việt & Hoa Ngữ  và Anh, Pháp, Việt & Đức Ngữ. (2000)

5. T́m Hiểu Tử Vi Đẩu Số Và Địa Lư gồm Quyển Thượng và Quyển Hạ trên 1100 trang đă  phát hành  năm 2001.

6. T́m Hiểu Lăng Mộ, Đ́nh Và Trường Học Có Tên Các Danh Nhân VN Trong Hậu Bán Thế Kỷ 19. (2002-2003)

7. T́m Hiểu Vua Bảo Đại (2003)

8. T́m Hiểu Việc Đời Đă Qua 1 (2004)

9. T́m Hiểu Việc Đời Đă Qua 2 (sách dầy trên 1000 trang sẽ ra mắt năm 2005)

 

         Mới đây (tháng 5/2004) Giáo sư NGUYỄN PHÚ THỨ đă được mời tham gia vào “Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật, Khoa Học và Nhân Văn Hoàng Gia Việt Nam do Tiến sĩ Vơ Thanh Liêm làm chủ tịch và Công Nương Công Huyền Tôn Nữ Đài Trang làm chủ tịch danh dự.

         Đây là một vinh dự lớn lao cho cộng đồng người Việt và xin chúc mừng Giáo sư Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THÚ.

    BBT tạp chí

VĂN HOÁ VIỆT NAM

 

Tôi có dịp thân quen với anh chị em Hội Ái Hữu Petrus Kư Âu Châu, cũng v́ tập tành viết những cái ḿnh đă học hỏi biết được hữu ích để phổ biến cho mọi người cùng biết, v́ thế tôi mới có dịp thân quen anh Trần Thủ Danh, Trưởng Ban Báo Chí và anh Lê Trung Trực, Tổng Thư Kư của Hội, rồi được góp phần mọn trong các đặc san Diễn Đàn Petrus Kư Âu Châu. Hè năm nay, tôi lại được mời tham dự Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập Hội 2004, được tổ chức từ ngày 13 đến 15-8-2004 tại Ronneburg, Frankfurt (Germany) và tôi thấy có giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Hiệu Trưởng Trường Petrus Kư và Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục từ Nam California về tham dự (Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm tôi đă biết danh tiếng, cũng là người thực hiện đặc san Tiền Giang Hậu Giang hằng năm, rất giá trị về nội dung lẫn h́nh thức, v́ tŕnh bày rất trang nhả, đẹp mắt ở hải ngoại, đă được mọi người đồng hương đón nhận nồng nhiệt, mà tôi có dịp góp phần mọn bài viết), cho nên tôi gởi điện thư đến Gs Nguyễn Thanh Liêm và Hội Ái Hữu Petrus Kư Âu Châu để tham dự.

Nhờ vậy, tôi được gặp những thân hữu đă từng giao thiệp, nhưng chưa hề biết mặt nhau cả chục năm qua, ví như anh Phạm Văn Kiểm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tạp chí Diễn Đàn Việt Nam ở Munchen (Germany), cũng như các bạn đồng nghiệp: Gs Nguyễn Thanh Liêm, Anh chị Gs Trần Kim Quế, Anh chị Gs Trang Ngọc Nhơn, Gs Phạm Xuân Ái, Anh chị Gs Phạm Ngọc Đảnh, Gs Hồ Văn Thái, Gs Trẩn Thành Minh... Ngoài ra, tôi được gặp lại anh Lê Hồng Thắng, người mà tôi đă gặp tại Paris cách đây vài năm, nhưng không có dịp giao thiệp thường xuyên, nay gặp lại anh rất vui mừng.



Ảnh từ trái sang phải các Giáo Sư :
Trần Văn Minh, Hồ Văn Thái, Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Xuân Ái,
Trang Ngọc Nhơn, Trần Kim Quế, Nguyễn Phú Thứ
và Phạm Ngọc Đảnh.

Một đặc điểm nữa, là tôi chỉ điện thư qua lại với anh Trần Thù Danh và anh Lê Trung Trực, khi đến nơi địa điểm, tôi chỉ t́m anh Danh và anh Trực mả thôi, rồi nhờ anh Bùi Hữu Tường t́m giùm, sau này biết được anh Dr Bùi Hữu Tường, chính là ông Hội Trưởng sếp ṣng của Hội mà tôi có hay biết ǵ đâu? Trường hợp này, giống như tôi ngủ chung pḥng với Dr Tôn Thất Hứa, người tôi muốn biết mặt mà không hay biết, cuối cùng trước khi ra về mới biết. Đó chính là sự không biết mặt mới xảy ra trường hợp như thế.

Trong chuyến đi này tôi đă gặp được các bạn đồng nghiệp, những anh chị em học tṛ cũ Trường Petrus Kư, với sinh hoạt vui nhộn một thời ở quê nhà sống lại làm cho tôi thích thú vô cùng. Đặc biệt, chiều thứ bảy 14-8 mọi người quay quần trên sân cỏ để tham dự buổi ăn thịt nướng ngoài trời, đă được các nàng dâu Petrus Kư ướp hương vị trước một ngày và được ăn tráng miệng Chuối nướng với bột bán nước dừa do gia đ́nh anh chị Gs Đảnh thực hiện rất ngon miệng, mặc dầu trời mưa.

Nhân đây tôi xin cám ơn gia đ́nh Gs Đảnh và nhứt là các nàng dâu Petrus Kư đă cho tôi thưởng thức những món ăn khoái khẩu đặc biệt giống như ở quê nhà vào tối thứ sáu và chiều thứ bảy.

Kế đến, mọi người kéo nhau vào hội trường để bắt đầu đêm văn nghệ, do ban nhạc The Silicon Band của anh Ba tức nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu cùng các ca sĩ đến từ Paris, Vương Quốc Bỉ, Hoa Kỳ và Jazzy Dạ Lam từ Đức thực hiện, với sự điều khiển chương tŕnh của anh Phạm Văn Ḥa. Những bài ca của các ca sĩ lần lượt tiếp nối rất điêu luyện, đặc biệt c̣n có hài kịch do anh chị Phạm Văn Ḥa/ Thu Cúc rất vui nhộn, hợp cùng anh Lâm Đăng Châu diễn ngâm xuất thần bài thơ trữ t́nh Đôi Mắt Người Sơn Tây làm say mê khán giả tham dự và được mọi người tán thưởng nồng nhiệt kéo dài cho đến 2 giờ sáng với 25 tiết mục.

Ngoài ra, tôi được biết anh chị Giáo Sư Phạm Ngọc Đảnh, là linh hồn của Hội, là người cư sĩ tại gia đă cùng các con lo cho Hội, lo cho Chùa tại địa phương, nhờ vậy, tôi được biết cùng thời gian tham dự đại hội, tại Chùa Phật Huệ cách địa điểm đại hội khoảng 50 cây số, có tổ chức lễ Cúng Dường Cung Nghinh Xá Lợi Phật, cho nên tôi có dịp đi thăm viếng một lần nữa. Bởi v́, trước kia tôi đă từng tham dự Lễ Cúng Dường Cung Nghinh Xá Lợi Phật Thụy Sĩ (Genève) như sau:                                                                                                                             Để đánh dấu việc Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Vesak (gồm các ngày : Phật Đản, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn của Đức Phật Thích Ca (1). Được biết, Xá Lợi Phật có đủ cỡ được thờ trong bảo tháp, lần đầu tiên đă được cung nghinh từ các nước Miến Điện, Thái-Lan và Tích Lan đến trung tâm Liên Hiệp Quốc tại Nửu Ước (Hoa Kỳ), dưới sự chứng minh bảo trợ của Đức Tăng Thống Thái Lan. Sau đó, Xá Lợi Phật đă lần lượt được cung nghinh đến các ngôi chùa ở Hoa Kỳ tại các địa phương như: Los Angeles, California, Denver, Salt Lake City (Colorado)... Riêng tại Âu Châu, theo chương tŕnh chiêm bái Xá Lợi Phật được tổ chức 2 ngày từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào các ngày 1 đến 2 tháng 3 năm 2003, tại At International Conférence Centre (CCV), rue de Varembé 9, 1211 Genveva 20, Switzerland (Thụy Sĩ), dưới sự chứng minh bảo trợ của Hoà Thượng Walpola Kalyanatisa, Hội Đoàn Phật Giáo Thụy Sĩ và các cộng đồng Phật Giáo Anh, Pháp, Ư Đại Lợi, Ghana, Nhật, Lào, Mng Cổ, Thái Lan, Thụy Sĩ, Miến Điện, Tậy Tạng và Việt Nam tại Genève. Cuộc cung nghinh hy hữu nầy đă gợi lên sự cảm kích cho hàng ngàn người Tây Phương và các cộng đồng Phật Giáo Á Châu như: Thái Lan, Lào, Việt Nam, Đại Hàn, Trung Quốc, Miến Điện, Tích Lan và Tây Tạng. Đây là cơ duyên hiếm có cho những ai hữu duyên chiêm ngưỡng chỉ một lần trong đời.

Ở đây, không phân biệt văn hóa, nguồn gốc, sắc tộc, tôn giáo đến chiêm bái Xá Lợi Phật, mà tất cả mọi người đă ḥa hợp vào các cộng đồng tôn giáo để có một mục đích chung là góp lời cầu nguyện, dâng hoa và nến cúng dường lên Xá Lợi Phật, ngơ hầu đem lại cho tất cả chúng ta niềm an lạc lâu dài trong chiều hướng tâm linh. Bởi v́, Đức Phật Thích Ca là bậc thầy cao cả đă chỉ dạy ḷng Đại Bi Trí Tuệ hầu mang lại Hoà B́nh và Hạnh Phúc đến muôn loại trong đó có chúng ta.

Ngoài ra, khi chúng ta đến chiêm bái Xá Lợi Phật c̣n có công đức ích lợi ǵ? căn cứ theo kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển 2, Phẩm Di-Giáo (thứ 26) xin trích dẫn từ trang 568 đến 569 như sau:

A Nan lại bạch Phật: "Lúc Phật c̣n sống có người đem vàng bạc châu báu điện đường pḥng nhà y phục đồ ăn uống, tất cả đồ cần dùng, hoặc vợ con tôi tớ mà cung kính cúng dường Như Lai. Sau khi Phật nhập diệt, nếu có người đem những vật như trên mà cung kính cúng dường tượng Phật. Bạch Thế Tôn! Phước đức của hai người nầy ai nhiều hơn?"

Phật nói: "V́ đều cung kính cúng dường cả nên phước đức của hai người được đồng nhau, dầu Phật diệt độ nhưng pháp thân vẫn thường c̣n, nên cung kính cúng dường được phước vẫn đồng như Phật hiện tại."

A Nam lại bạch: "Lúc Phật hiện tại nếu có người đem những vật như trên cung kính cúng dường Phật, sau khi Như Lai nhập Niết Bàn, nếu có người đem những vật như trên cung kính cúng dường toàn thân Xá Lợi, phước đức của hai người nầy, ai nhiều hơn?"

Phật nói: "Hai người nầy được phước đồng nhau công đức rộng lớn vô lượng vô biên nhẫn đến hết khổ, phước đó chẳng hết".

A Nam lại bạch: "Lúc Phật hiện tại, nếu có người cung kính cúng dường Phật như trên, sau khi Phật nhập Niết Bàn nếu có người cung kính cúng dường nửa thân Xá Lợi ai được phước nhiều hơn?"

Phật nói: "V́ hai người đều cung kính cúng dường nên được phước đồng nhau, phước đức nầy vô lượng vô biên."

Nầy An Nan! Nhẫn đến cung kính cúng dường một phần tư Xá Lợi, một phần tám, một phần trăm, một phần ngàn, một phần muôn, một phần hằng hà sa, hoặc chừng bằng hột cải, người nầy được phước cũng đồng như người cung kính cúng dường đức Như Lai hiện tại.

A Nan nên biết rằng: hoặc Phật hiện tại hoặc đă nhập Niết Bàn, nếu có người cung kính cúng dường lễ bái tán thán, được phước đức đồng nhau không khác.

Phật bảo A Nam cùng đại chúng: " Sau khi ta nhập Niết Bàn, tất cả chúng sanh hoặc thiên thượng hay nhơn gian, được Xá Lợi của ta mà vui mừng thương cảm cung kính lễ bái cúng dường, thời được vô lượng vô biên công đức.

Nầy A Nan! Nếu thấy Xá Lợi của Như Lai là thấy Phật, thấy Phật là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Tăng, thấy Tăng là thấy Niết Bàn..."

Do vậy, chúng ta kính ngưỡng lễ bái Xá Lợi Phật xem như gặp được Đức Phật để cúng dường vậy, v́ sẽ được Đức Phật gia hộ độ và giúp chúng ta được hưởng nhiều phước lợi an lạc.

Được biết Đức Phật Thích Ca trước khi nhập Niết Bàn, Ngài ngự tại rừng Ta La, nơi này bốn phía có tám cây Ta-La (cây Ta La có thân cao chót vót, ít cành ngang, lá bầu và tṛn như lá Bàng, Thân cây nhỏ như cây Dương ở miền nhiệt đới) chia làm bốn cập, nên gọi là Ta La Song Thọ, nơi thành Câu Thi Na. Ngài ở cùng với tám mươi ức trăm ngàn vị đại Tỳ Kheo.

Sáng sớm, ngày rằm tháng hai năm 544 trước công nguyên, Ngài sắp nhập Niết Bàn, Ngài dùng thần lực để thông báo khắp các nơi, suốt đến trời Tam Hữu Chi Đảnh tức Sắc Cứu Cánh Thiên, theo từng ngôn ngữ của mỗi loài mà bảo rằng: "Ngài sắp nhập Niết Bàn, tất cả chúng sanh nếu có chỗ không thông, nên đến bạch hỏỉ lần cuối cùng" để Ngài giảng giải thoả đáng trước khi nhập Niết Bàn. Khi hay tin nầy tất cả các nơi vội vàng về nơi Ngài ngự, thoả đáng trước khi nhập Niết Bàn. Khi hay tin nầy tất cả các nơi vội vàng về nơi Ngài ngự, trước gặp mặt Ngài để hỏi những thắc mắc, cùng mang theo những bảo vật trân quư nhứt để xin Ngài nhận lễ cúng dường, đồng thời than khóc xin Ngài đừng nhập Niết Bàn.

Sau khi giảng giải xong, Ngài căn dặn về việc nhập Niết Bàn như sau:

"Sau khi Chuyển Luân Thánh Vương mạng chung, đ́nh thi hài 7 ngày mới để vào quan tài vàng, rồi lấy dầu thơm vi diệu đổ đầy quan tài đậy lại thật kín. Đủ 7 ngày đem thi hài ra, dùng nước thơm tắm rửa, đốt hương thơm cúng dường. Dùng bông Đâu La Miên bao khắp thân thể, sau đó dùng ngàn bức bạch diệp tốt đẹp vô giá thứ tự vấn chồng lên nhau khắp thi hài của Luân Vương. Vấn xong để dầu thơm đầy trong kim quan rồi mới để thi hài Luân Vương vào. Đậy kín quan tài xong, chở trên xe thất bảo, bốn mặt treo các chuỗi ngọc, dùng châu báu trang nghiêm xe ấy, vô số phan lọng bằng châu báu tốt đẹp giăng treo trên xe. Đốt hương thơm, trổi đại nhạc để cúng dường. Sau đó dùng thuần những gỗ thơm cùng những dầu thơm mà trà tỳ. Trà tỳ xong hốt lấy Xá Lợi, xây tháp thất bảo giữa đường ngă tư trong thành, bốn phía tháp có bốn cửa an trí xá lợi trong đó, để cho tất cả mọi người đồng chiêm ngưỡng. Duyên giáo hóa thế gian đă xong, ta v́ chúng sanh nên hôm nay thị hiện nhập Niết Bàn. V́ muốn cho chúng sanh khắp nơi được cúng dường, nên ta theo pháp thế gian như vua Chuyển Luân, mà tẩn táng cùng trà tỳ.

Tứ chúng nhơn thiên đem Xá Lợi của Như Lai đựng trong b́nh thất bảo xây dựng tháp thất bảo để cúng dường Xá Lợi, có thể làm cho chúng sanh được công đức lớn, ĺa khổ ba cơi đến vui Niết Bàn.

Một điều đáng lưu ư là lễ Trà Tỳ của Đức Phật không thể thực hiện được, v́ không có ngọn lửa nào đốt được lầu gỗ thơm, măi đến khi ngài Ma Ha Ca Diếp cùng năm trăm Tỳ Kheo ở tại núi Kỳ Xà Quật biết Đức Phật đă nhập Niết Bàn, nên vội vàng đến thành Câu Thi Na nơi Đức Phật nhập Niết Bàn để cúng dường Đức Phật xong, th́ bấy giờ chính Đức Phật mới dùng sức đại bi từ nơi ngực phóng ra ngọn lửa ra ngoài kim quan để lần lần đốt cháy lầu gỗ thơm trải qua bảy ngày mới cháy hết. . . . Ngài A Nâu Lâu Đà cùng người trong thành vừa khóc than rơi lệ, vừa thâu lấy Xá Lợi để vào trong ché vàng trên toà sư tử. Tám chén vàng đựng đầy Xá Lợi của Phật mới hết, rồi để yên trọn bảy ngày. Đại chúng trời người cũng trọn bảy ngày khóc than chẳng dứt và không ngớt đảnh lễ cúng dường. Mỗi ṭa sư tử đều có năm trăm nhà chú thuật giữ ǵn, phong ngừa có thiên, long, dạ xoa, quỉ thần đến lén lấy Xá Lợi.

Và Xá Lợi Phật được chia làm 8 phần cho 8 nước. Yên Bà La Môn được thỉnh cái b́nh lường Xá Lợi để đem về tụ lạc Đầu Na La xây tháp cúng dường. Riêng Ông Thiên Đế được chia mt răng nanh Xá Lợi ở hàm trên bên phải (hữu) đem về thiên cung xây tháp cúng dường ở trên trời, để cho Ông được phước đức vô tận (2).

Thế là, sự phân chia Xá Lợi Phật cho tất cả trời, người cùng khắp ba cơi để tất cả thế gian đều được cúng dường.

Khi nhắc đến Răng (Linh Nha) của Đức Phật vừa đă dẫn. Được biết thêm, ngày nay có 2 cái răng của Đức Phật c̣n lại trong 40 cái răng của Đức Phật đă có, 1 cái răng hiện đang thờ tại chùa Linh Quang, Bắc Kinh ở Trung Quốc và 1 cái đang thờ ở một ngôi chùa tại Kandy thuộc nước Tích Lan (Sri Lanka). Muốn vô cúng dường Linh Nha Phật ở Tích Lan phải qua 10 cửa, vô cùng khó khăn và chỉ đứng cách xa, chung quanh răng Phật được bao bọc bởi một bảo tháp nhỏ cao chừng 1 thước, tất cả đều bằng vàng và trên đỉnh tháp ấy với hằng hà sa số là kim cương, ngọc thạch của các vị vua Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan (3)... cúng dường. (Theo các sách và Tam Tạng Thánh Điển viết về 32 tướng tốt của Đức Phật và 80 vẻ đẹp th́ trong ấy có nói về 40 cái răng, trong khi chúng sanh mỗi người chỉ có 32 cái răng mà thôi. Ngoài các Xá Lợi và Răng Phật, c̣n có một ngôi chùa thuộc nước Miến Điện có thờ 1 sợi tóc của Đức Phật, tóc có h́nh trôn ốc, xoắn về phía mặt nhiều ṿng. Đây cũng là 1 trong 32 tướng tốt của Đức Phật vậy (4).

Tôi xin chân thành cảm ơn anh chị Giáo Sư Phạm Ngọc Đảnh, Ban Chấp Hội Petrus Kư Âu Châu và tất cả anh chị đồng nghiệp và học sinh cựu học sinh Petrus Kư đă cho tôi có cơ hội tham dự Đại Hội và tham dự Lễ Cúng Dường Cung Nghinh Xá Lợi Phật rất bổ ích này.

Viết xong tháng 7 âm lịch
Mùa Vu Lan Báo Hiếu Năm Giáp Thân 2004
Nguyễn Phú Thứ

 

ảnh chụp với anh Phạm Văn Kiểm

 

 

với Gs Nguyễn Thanh Liêm

 

 

với Gs Phạm Văn Đảnh

 

 

Với anh Trần Thu Danh

 

Ghi Chú:

(1) Được biết, Đức Phật thượng thọ 80 tuổi, Ngài sanh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước công nguyên, tại vườn Lâm Tỳ Ni trước thuộc nước Ấn Độ nay thuộc nước Népal và Ngài nhập Niết Bàn vào ngày rằm tháng hai năm 544 trước công nguyên, cho nên Phật Lịch năm 2004 sẽ là 2548. Bởi v́, lấy 544 + 2004 = 2548. C̣n Phật Đản năm 2004 sẽ là 2628. Bởi v́ , lấy 2548 + 80 (tuổi thọ) = 2628 hoặc lấy năm sanh của Đức Phật trước công nguyên là 624 + 2004 = 2628. (nếu cần xin quư bà con đồng hương t́m đọc T́m Hiểu Tử Vi Và Đẩu Số của tác giả từ trang 264 đến trang 265 quyển Thượng ).

(2) Quư bà con đồng hường phật tử muốn t́m hiểu thêm, xin t́m đọc bộ kinh Đại Niết Bàn, gồm 2 quyển, có 613 trang, gồm 29 phẩm, do Chùa Khánh Anh Paris ấn tống.

(3) Quư bà con đồng hường phật tử muốn t́m hiểu thêm xin t́m đọc quyển Giữa chốn cung vàng do Thượng Toạ Thích Như Điển, trụ tŕ chùa Viên Giác (Đức Quốc), in và phát hành năm 1994.

(4) Trích đoạn cuối trang 88 quyển Giữa chốn cung vàng đă dẫn ở trên.

 


   Trở về trang đầu

1