"Chuyện Dài" xã hội chủ nghĩa

Trường sơn dhn

   Ngày xưa trước năm 1975, bên nhà, tác giả viết những "chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ", là cố ý sưu tầm những chuyện sơ sót hay hành động sai trái quá trớn của anh Nhân Dân Tự Vệ để cho chánh quyền điạ phương thấy mà sửa chửa, giúp dân chúng sống yên ổn không bị quấy rầy. Vì anh Nhân Dân Tự Vệ không có đủ trình độ kiến thức và kinh nghiệm quân sự như một anh quân nhân thuộc QLVNCH, vả lại anh bị bắt buộc phải thi hành một công tác quá nguy hiểm, mạng sống như chỉ mành treo chuông... văn hóa lại không có gì... nên thường hay có hành động sai trái hay bừa bãi mà không hề biết và không cần biết tại sao. Và những sai trái đó cứ thấy xảy ra hằng ngày không ở chỗ nầy thì cũng ở chỗ khác, cho nên mới gọi là "chuyện dài".

   Còn bây giờ, cộng sản Việt Nam tự cho mình là "đỉnh cao trí tuệ" mà ở đâu cũng thấy có đủ loại hành động "tiêu cực" và "phi dân tộc", "phi đạo đức" từ trên chóp bu lãnh đạo đảng và Nhà Nước cho tới anh cán bộ quèn ở địa phương. Nguy hại hơn là hành động nầy mang tầm vóc quốc gia, không còn tính cách cá nhân hay địa phương nữa, nên làm cho nhân dân khắp nước chết dỡ sống dỡ, đã đói nghèo dốt nát bệnh tật khổ sở triền miên, mà còn bị mọi thứ áp bức bất công, sống oằn oại dưới ách độc tài đảng trị của bọn mafia vô thần cộng sản, không có chút Tự Do, (dù là tự do làm người ) sống không thấy có ngày mai...

   Do đó tôi muốn ghi lại một vài vụ việc quan trọng, điển hình, liên quan đến tình hình diễn biến chánh trị, kinh tế và xã hội trong nước, gọi là ghi lại một ít dấu vết coi như tài liệu để lại về sau, khi cần thì có mà tham khảo, qua chọn lọc và đúc kết lại một số tin tức từ đồng bào, chiến hữu trong nước, cộng với tin rải rác trên mạng lưới internet và báo chí đủ loại... phản ánh được chủ trương và đường lối hại dân, hại nước của cộng sản trong hiện tại, qua đó đôi khi chúng ta cũng ước tính được "khả năng hành động" của họ trong tương lai gần.... có lợi cho cuộc tranh đấu chung trên con đường quang phục quê hương.

   Lúc nào chúng tôi cũng mong cho loại "chuyện dài xã hội chủ nghĩa" nầy sớm có ngày kết thúc để cho dân tộc Việt Nam chúng ta sớm hưởng được thanh bình, ấm no, hạnh phúc trong tự do, dân chủ và phú cường...

   Và trong khi chờ đợi ngày đó, chúng tôi xin bắt đầu loạt bài "chuyện dài xã hội chủ nghĩa"

************************

"Chuyện Dài" xã hội chủ nghĩa (1)

   Trong một bài tổng kết cuối năm, chúng tôi có lướt sơ qua một số sự việc trong một năm ở cương vị Tổng bí thư của tướng Lê khả Phiêu, sau hội nghị lần thứ 5 và lần thứ 6 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng.

  Nói chung thì đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa tìm ra được một con đường nào để gọi là có thể thoát ra khỏi ngõ bí trong hiện tại, cả về mọi mặt, dù cứ to mồm khoa trương đủ mọi thành tích của những năm "đổi mới". Có nhiều việc đã xảy ra trong những tháng cuối năm 98 và đầu năm 99. Trong bài nầy chúng tôi chỉ xin trình bày 3 điểm nổi bật của mục tiêu "ổn định chánh trị" mà Lê khả Phiêu đã đề ra khi nhận chức, bài sau chúng tôi sẽ nói thêm về một số biện pháp của Hà Nội liên quan đến chánh sách và đường lối sấp tới trong năm 99 nầy của Lê khả Phiêu.   

A. Những Biện pháp đối với tướng Trần Độ

    Thấy rõ là những bài viết và phát biểu của tướng hồi hưu Trần Độ cũng như bản thân Trần Độ là một "dây chuyền nổ chậm" cần phải được dập tắt ngay, nếu không thì dây chuyền nổ nầy sẽ có khả năng dẫn đến các khối thuốc nổ khác khắp nước (thất nghiệp, nghèo đói, tham nhũng, bất công, cửa quyền v.v...) nên Hội Nghị lần thứ 5 Ban Chấp Hành Trung Ưong (10/8/98) đã cho ra một bản "Kết Luận" gồm 5 điểm "đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ và Đường lối của đảng" và tiếp theo ngày 7/9 lại có một bản "Hướng Dẫn Thực Hiện" bản Kết Luận nói trên. Tất cả 2 văn bản nầy đều có ý nhắm vào những đối tượng mà Hà Nội gọi là "những người có luận điệu sai trái và chống đối, những người cơ hội về chánh trị và phản động" (nguyên văn), mà điển hình là Trần Độ.

   Lê khả Phiêu đích thân ký tên bản "Kết Luận" được đánh dấu Mật nói trên đã nói lên một sự lo sợ, hằn học khó chịu cực độ của ông ta đối với tướng Trần Độ, một Trung Ương ủy viên đàn anh, một trung tướng cựu thủ trưởng của ông ta trong quân đội, phụ trách về "văn hóa tư tưởng đảng".

  Tướng Trần Độ (58 tuổi đảng) là người phụ trách lâu năm về tư tưởng văn hóa của đảng trong quân đội, là dân biểu 4 khóa liền trong quốc hội, há lại không biết nguyên tắc "ai nói lên sự thật là vi phạm yếu tố bưng bít và trăn trở của đảng, sẽ bị xếp vào lực lượng thù địch, và sẽ bị xử lý đích đáng" hay sao? (nguyên văn), nhưng ông ta dám phá hàng rào luật lệ đảng, dám cương quyết đòi hỏi dân chủ, tự do cho người dân v.v.. đương nhiên là cái gai, là mầm móng "dịch chống đối" có khả năng lan rộng dần ra cho các cấp đảng viên trên toàn quốc, cũng như trong hàng ngũ quân đội và nhân dân cả nước... nên Lê khả Phiêu và Bộ Chánh Trị phải tìm mọi biện pháp trấn áp, làm gương răn đe những người khác.

  Sơ khởi, biện pháp tương đối là vào cuối năm 98 điện thoại của tướng Trần Độ bị cắt, và nhà riêng của ông tướng hồi hưu nầy đương nhiên biến thành một nhà tù nhỏ, giống như các ông Hà sỉ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi minh Quốc ở Dalat không hơn không kém

   Tiếp theo vào ngày 4/ 1/ 99, theo lời của tướng Trần Độ thì ông đả được "chi bộ đảng" của ông ở Quốc Hội thông báo lệnh trục xuất ông ra khỏi đảng! Thế là đảng đã có thái độ dứt khoát với một cựu trung tướng phục viên 58 tuổi đảng, từng lập nhiều công trận với đảng từ năm 1940 đến nay! Nhưng theo lời của nhà văn Hoàng Tiến thì ông Trần Độ vẫn bình thản, không khiếu nại, và vẫn sống thanh thản......

Như vậy cũng chưa phải là xong, vì Hà Nội đang còn bị lấn cấn nhiều mặt lắm:

1.- Việc trục xuất một "công thần" (dư luận đảng viên) ra khỏi đảng là phải có lý do rõ ràng, chính thức, và phải nêu rõ cho toàn đảng được biết. Điều nầy Đảng không muốn và không cần giải thích, mà lại giao cho Nhà Nước (Bộ Ngoại Giao giải thích!), cho thấy cấp lãnh đạo đảng thật là quá bối rối và không có vẻ gì nhất trí hoàn toàn (nếu không muốn nói là chia rẽ) trong việc nên hay không nên có biện pháp với tướng Trần Độ.

2.- Liệu quyết định khai trừ của chi bộ đảng ở Quốc Hội có phải là biện pháp cuối cùng và chánh thức của Lê khả Phiêu và Thường Trực Chánh Trị về số phận của ông Trần độ hay không? Có biện pháp kế tiếp hay không ? (như truy tố hay tạm giam chẳng hạn). Chắc là chưa dám! Ngược lại, nếu gọi là để chữa cháy,Trung Ương đảng ra thông cáo chánh thức bác bỏ (hay không chấp thuận) quyết định của chi bộ, thì liệu Hà Nội có tránh được phản ứng mạnh của các cấp đảng viên hay không ? Vì ngay sau ngày 8/1 đã có rất nhiều đảng viên kỳ cựu trả thẻ đảng rồi, điển hình là cựu trung tướng Phạm vũ Sơn, đại tá Phạm kim Chương v.v....

3.- Chỉ cần có một câu hỏi được ai đó nêu lên thôi, là cũng đủ gây lúng túng cho Hà Nội không ít. Như: "Một người như tuớng Trần Độ, đảng viên từ 1940, từng đảm nhiệm công tác văn hóa tư tưởng đảng từ năm 1944, há không thuộc lào chánh sách và đường lối của đảng hay sao mà bị khai trừ với lý do là sai đường lạc lối? Nếu thế thì việc tham gia buôn lậu ma túy của các giám đốc công an, hoặc tham nhũng, lạm quyền của bí thư tỉnh, huyện ..v.v (điển hình là tỉnh Thái Bình), cũng như những đảng viên cao cấp từ Đỗ Mười, Phạm thế Duyệt, Đinh Hạnh, Ngô xuân Lộc v.v.. có sai đường lối và chánh sách của đảng hay không mà chẳng thấy bị đảng khai trừ?"

4.- Phản ứng của một số cựu đảng viên gần đây để bênh vực tướng Trần Độ chưa phải là phản ứng đồng bộ của 2 triệu đảng viên trên toàn quốc, tuy nhiên Hà Nội hình như đang muốn chờ xem "quả bóng thăm dò" (quyết định của chi bộ đảng ngày 4/1) có gây phản ứng mạnh nẻ trong cả đảng đến mức độ nào, không cần phải nghỉ đến phản ứng của người dân trong nước và dư luận của nước ngoài. Từ đó có lẽ mới có biện pháp chánh thức tiếp theo. Và phiên họp của Ban Chấp Hành Trung Ương tới đây chắc chắn sẽ có nhiều pha gây cấn, liên quan đến việc nội bộ đảng! Ai thắng Ai? Cải cách hay Bảo thủ? Ai sẽ ra đi Ai ở lại Thường Trực Chánh Trị đây?

5.- Cuối cùng, khi đã trục xuất tường Trần Độ ra khỏi đảng rồi thì đương nhiên đảng sẽ không còn áp dụng kỹ luật đảng đối với công dân Trần Độ được nữa. Và cũng kể từ đây đụng tới công dân Tràn Độ là đương nhiên đụng vào tự do cá nhân, vào quyền sống của ông ta, tức là vi phạm Nhân Quyền rồi! Trừ phi công dân nầy phạm pháp. Đây là một điều lấn cấn khó xử cho Lê khả Phiêu vả cộng sản Việt Nam vậy.

   Xét cho cùng, chúng tôi thấy là cá nhân Tràn Độ dù trong thâm tâm vẫn có ý muốn cứu đảng cộng sản của ông ta khỏi bị phá sản qua đề nghị phải có "cởi trói chánh trị", nhưng dù sao ông cũng là một "ngòi nổ" quan trọng trong giai đoạn nầy, hơn thế nữa là một "dây chuyền nổ" đang cháy chậm, có nhiều khả năng và triển vọng dẫn lửa đến các khối nổ khác rải rác trên toàn quốc. Và sự bùng nổ đồng loạt cũng như hậu quả chắc chắn sẽ không ai ngờ trước được. Như thế là thay vì muốn tháo gở ngòi nổ Trần Độ, Hà Nội đã châm lửa vào dây chuyền nổ cháy chậm nầy qua việc ra lệnh "rút thẻ đảng" của ông ta. Âu cũng là số Trời !  

B. Hội thảo toàn quốc về báo chí:

   Ngày 27/11 tại HàNội, một cuộc Hội Thảo Báo Chí đã qui tụ trên 250 đại biểu, vừa nhà báo vừa cơ quan và ban ngành có liên quan.

Trước đó, từ đầu tháng 11, cả làng báo trong nước đã được lệnh phải học tập đề tài : "Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo" (chỉ thị 22 của Bộ Chánh Trị) . Kết quả (thu hoạch) của các buổi học tập phải được tập trung về Trung Ương để tranh cải và mổ xẻ trong cuộc hội thảo nói trên. Đích thân tướng Lê khả Phiêu tham dự cuộc hội thảo nầy và đây là một cuộc họp rộng rãi nhất, quan trọng nhất và bàn cải gay gắt nhất từ khi có chủ trương Đổi Mới (1986).

   Xuyên qua báo chí trong nước về cuộc hội thảo nầy, chúng tôi thấy rằng đảng và nhà nước rất cay cú với thái độ tiêu cực của đội ngũ báo chí trong nước từ sau các phong trào chống đối của dân chúng Thọ Đà, Kim Nỗ, Thái Bình, Liên khu 4, nhà máy Dệt Nam Định, Trà Cổ, Trãng Bôm, Biên Hòa, nhất là đối với những đòi hỏi phải có dân chủ và tự do báo chí, tự do ngôn luận của tướng Trần Độ và nhà văn Hoàng Tiến v.v....Cho nên từ ông Phạm Quang (chủ tịch hội nhà báo Việt Nam) đến tướng Lê khả Phiêu ... người nào cũng dùng dao to búa lớn trong phát biểu, to tiếng phê phán gay gắt người làm báo, cố khép hàng ngũ báo chí vào kỹ luật của đảng, hay nói cho đúng hơn là thắt thêm tròng vào cổ của đội ngũ báo chí trong nước.

Nào là: có khuynh hướng thương mại hóa, thông tin theo kiểu giật gân, câu khách rẻ tiền, xa rời tôn chỉ và mục đích phục vụ, xem nhẹ nhiệm vụ đấu tranh chống những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch....

nào là : có tình trạng bung xung, muốn tự do, bất tuân kỹ luật đảng, thiếu trách nhiệm với xã hội chủ nghĩa;

nào là: chưa có bản lĩnh chánh trị vững chắc, chưa có đủ kiến thức về lý luận, phương pháp luận, về thực tiển và nhất là về pháp luật,

nào là: thiếu nghiệp vụ chuyên môn, chưa lựa chọn và xử lý thông tin nhanh chóng, trung thực, chính xác, đúng định hướng chánh trị của đảng

nào là: không được rèn luyện về lập trường tư tưởng, phẩm chất, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp;, v..v.....

   Để rồi nhơn danh Nhân Dân (tội nghiệp cho nhân dân!), Lê khả Phiêu đi tới đe dọa: "nhân dân sẽ đồng tình với việc xử lý nghiêm khắc và đưa những người không còn đủ tư cách ra khỏi đội ngũ những người làm báo cách mạng", ông cũng không quên đem con ngáo ộp " CIA và các thế lực thù địch" ra để chận đứng mọi mưu toan của báo chí đang lăm le muốn thoát vòng cương tỏa của đảng và khép đội ngũ những người làm báo vào khuôn khổ kỹ luật đảng để bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chánh sách và pháp luật của Nhà Nước.

  Tuy nhiên, càng phát biểu gay gắt hay càng ra lệnh cho báo chí, tướng Lê khả Phiêu càng không che dấu được nổi lo sợ của chính ông ta cũng như của Bộ Chánh Trị về tương lai đen tối của đảng và chế độ đang trên đà sụp đổ vì trạng thái lung lay tận gốc, phát xuất từ các vụ biểu tình chống đối bộc phát trong 2 năm nay của nông dân và công nhân từ Bắc chí Nam, nhất là tiếp theo sau các ông Hoàng minh Chính, Nguyễn Hộ, Nguyễn văn Trấn lại có các bài viết đòi hỏi cấp thiết phải cởi trói chánh trị, mở rộng dân chủ và tự do cho người dân của các tướng Trần Độ, nhà văn Hoàng Tiến, các ông Hoàng hữu Nhân, Nguyễn thanh Giang, Phan đình Diệu, v.v.... cộng thêm với phong trào cáo trạng, huyết tâm thư, đang rầm rộ tố cáo hành vi tham nhũng lợi dụng quyền chức của các đảng viên từ Đỗ Mười, Phạm thế Duyệt, Đinh Hạnh, Ngô xuân Lộc trở xuống đến hàng bộ trưởng, giám đốc và các cấp sứ quân lớn bé đủ loại trên toàn quốc.

  Tất cả đều cho thấy rõ ràng bề trái của xã hội và chế độ chánh trị ở Việt Nam cũng như nỗi tủi nhục thầm lặng của người cầm bút "làm báo cách mạng" khi phải chịu ê mặt cúi đầu trước những lời "lên lớp" nặng nề để nhận lệnh bảo vệ xã hội chủ nghĩa của Tổng bí thư Lê khả Phiêu . Họ phải phấn đấu "co vòi lại" (như bà Dương thu Hương đã nhận định), vì đảng lúc nào cũng dành sẳn cho họ hoặc chế độ công an, hoặc chế độ lương tiền, chế độ tem phiếu và hộ khẩu cùng một số đặc quyền đặc lợi khác...  

C. Đại Hội III Nông Dân    

Trong mấy tháng qua đã có nhiều hội nghị, hội thảo toàn quốc ngay tại Hà Nội, như hội thảo báo chí nói trên, Hội nghị Quân Chính, hội nghị công đoàn toàn quốc v.v.. nhưng chúng tôi chỉ xin nói về Hội nghị Nông Dân là một hội nghị quan trọng nhất của tập đoàn Ba Đình.

   Vào tháng 11/98 (sau đại hội lần thứ 6 /phần 1 BCH/TƯ đảng) một Nghị Quết về "Phát Triển Nông Nghiệp và Nong Thôn" của Bộ Chánh Trị đã nói lên được con đường mà Lê khả Phiêu đã chọn trong quyết tâm củng cố Quyền và Lực của đảng và chê độ.

   Đã từ lâu Hồ chí Minh và cộng sản Việt Nam luôn đề cao vai trò tiền phong của giai cấp công nhân trong cái mà họ gọi là cuộc cách mạng vô sản của họ... Nhưng trong tình thế "nguy ngập khẩn trương" hiện tại thì Lê khả Phiêu lại đề ra sách lược mới: "liên minh công-nông-trí thức". Việc cộng thêm trí thức vào hàng ngũ công nông đã cho người dân thấy rõ mức độ gian manh và xão quyệt của Lê khả Phiêu và cộng sản Việt Nam như thế nào?

   Chúng tôi tưởng cũng nên nhắc sơ lại, là trong lịch sữ đảng cộng sản chưa bao giờ thấy có một chủ trương liên minh "loạn xạ" kiểu nầy. Trái lại lịch sữ Việt Nam từ 1946 - 1955, còn ghi đậm nét là Hồ chí Minh và cộng sản đã chủ trương thẳng tay tiêu diệt không thương xót, không gớm tay hằng chục vạn đồng bào nông dân vô tội ở Miền Bắc từ trung nông đến phú nông, địa chủ... không sót một ai qua chiến dịch "cải cách ruộng đất", từ các đợt "bình nghị thuế nông nghiệp" đến "bình nghị thuế công thương nghiệp". Sau đó mới đến lượt hằng chục vạn trí thức và tiểu tư sản (dù họ đã có công không ít với cách mạng)..qua chiến dịch "đấu tố chánh trị" (từ đầu tháng 2/1953), nhằm tiêu diệt cho bằng hết mọi thành phần Quốc gia yêu nước thuộc hay không thuộc các đảng phái nào, nhưng không thích cộng sản chủ nghĩa, đã được cộng sản ghi sẳn vào sổ đen gọi là thành phần lừng khừng, Việt gian, phản động. Và qua những hành động đầy tội ác kể trên, bàn tay đẩm máu của Hồ chí Minh và cộng sản Việt Nam đã làm tan nát hay hủy diệt hằng triệu gia đình ở nông thôn Miền Bắc để thực hiện kế hoạch vô sản hóa toàn dân, đúng theo Staline và Mao trạch Đông đã chỉ dạy, và ra lệnh.

   Rồi giờ đây, trước tình thế sống nay chết mai, ngày 3/12 vừa qua, tại đại hội Nông Dân kỳ III, người hậu duệ của Hồ chí Minh lại vuốt ve vỗ về "anh nông dân" bằng những lời hứa hẹn "quyết tâm cải thiện nông nghiệp và đời sống nông dân"! Ý đồ của Lê khả Phiêu đã được lộ hẳn ra qua 5 mục tiêu của nghị quyết nói trên, mà mục tiêu hàng đầu là "bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình hướng"(chỗ nào cũng an ninh hết!)

Đây là một "chủ trương lớn" của cộng sản Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực hiện "công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng lại nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa" . Trong Đại Hội III Hội Nông Dân ngày 19/11, Lê khả Phiêu lớn tiếng phát họa chương trình và kế hoạch nầy, nhưng trước sau vẫn không quên thêm một khúc đuôi là "theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Nghĩa là: Dân làm chủ (công việc này là của toàn dân), dưới sự quản lý của Nhà Nước, và dưới sự lãnh đạo của đảng! Chỉ có khác một điều là từ hôm nay đảng sẽ tăng cuờng lãnh đạo chặt chẽ hơn ngay từ cấp tỉnh, thay vì thả lỏng cho cấp huyện như trước kia.

Qua cái gọi là chủ trương lớn nầy chúng ta thấy được những gì ?

1.- Thứ nhất: Rõ ràng Lê khả Phiêu và đồng bọn cộng sản bảo thủ giáo điều đã quyết tâm tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa hại dân hại nước mà Hồ chí Minh đã lực chọn: Tiếp tục tìm mọi biện pháp củng cố Quyền Lực của đảng và nhà nước.

2.- Thứ hai: Đảng quy chụp cho nông dân là thành phần đã gây ra tình trạng hổn loạn mất ổn định chánh trị hiện nay (biểu tình chống đối, bỏ ruộng vườn, gây xáo trộn xã hội, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp v.v....). Do đó bằng mọi cách, bằng mọi giá, Đảng và Nhà Nước phải nắm lại chạt chẻ nông dân. Không những đảng sẽ chỉ xiết cổ nông dân, mà công nhân và trí thức cũng sẽ là thành phần đối tượng mà đảng sẽ "chăm lo chu đáo hơn" khi Lê khả Phiêu áp dụng trở lại nguyên tắc căn bản tổ chức quyền lực của cộng sản đệ tam, đó là "củng cố liên minh công-nông-trí thức".

3.- Thứ ba: Những mỹ từ của "chủ trương lớn" không sao che đậy được ý đồ đặt người nông dân vào khuôn khổ kỹ luật đảng, trong thế "trên liềm dưới búa", tức là trở lại giai đoạn "hợp tác xã" của mấy thập niên về trước, biến người nông dân hoàn toàn thành người công nhân nông nghiệp, một công cụ sẳn xuất của đảng và nhà nước. Đây là một chánh sách nhằm trriệt tiêu đầu óc tư hữu đất đai mà người nông dân Việt Nam đã có từ ngàn xưa. (Ngược hẳn với chủ trương "người cày có ruộng" của Miền Nam trước kia, chủ trương lớn của cộng sản là "người cày không có ruộng" vì ruộng là đất của đảng và nhà nước, người dân sẽ chỉ là một công nhân làm thuê cho nhà nước mà thôi.

Luật đất đai bổ sung vừa mới được Quốc Hội thông qua, phổ biến vào giữa tháng 12/98, vẫn dành cho Nhà Nước quyền làm chủ toàn bộ đất đai và do đó, trọn quyền cho thuê đất đai. người nông dân suốt đời chỉ là "tá điền" cho tên "đại điền chủ đỏ" (nhưng với một mỹ từ là công nhân nông nghiệp). Và tên đại điền chủ nầy muốn lấy ruộng đất lại lúc nào cũng được (thích thì cho thuê đất, không thích thì lấy lại! dù ruộng đất đó là gia tài do ông bà cha mẹ để lại). Cho nên ông Cao văn Phụng, đảng biểu Cần Thơ đã có ý kiến là "phải sửa đổi thời hạn xử dụng đất" (cũng chưa được !) và ông Nguyễn sĩ Lâm ở Long An thì nói: "Có những người thắt lưng buộc bụng mua gom từng mảnh đất, nay vượt hạn điền, bắt họ thuê trở lại, chẳng khác nào ăn có một củ khoai mà bắt trả tiền hai lần...! (không phải hai ba lần đâu ông đảng biểu ơi, còn đến lượt con cháu nữa!! cũng một củ khoai đó thôi!!!!)

Chúng ta thử xét xem "chủ trương lớn" nầy có đem lại kết quả mong muốn như Lê khả Phiêu đã tuyên bố tại đại hội nông dân chăng?

   Nhắc lại là từ 1955 Hà Nội đã xây dựng hệ thống Hợp Tác Xã (HTX) từ cấp thấp (chia lúa theo công lao động) đến HTX cấp cao ( trả tiền theo công điểm). Tại Miền Nam sau 1975, cộng sản cũng thành lập HTX, nhưng nông dân Miền Nam sau đó thấy mình vừa bị cướp mất ruộng vừa bị cướp công, biết rõ HTX chỉ là bộ máy kềm kẹp, bóc lột không hơn không kém, nên đã ồ ạt bỏ HTX. Cộng sản lại bày ra trò "khoán sản phẩm", nhưng rồi cũng thất bại vì nông dân Miền Nam không chịu cái lối "Tao làm mầy ăn" của đảng và nhà nước. Từ đó cộng sản nhượng bộ và nông dân mới được hưởng dụng đất đai nhưng vẫn không có quyền sở hữu, tức là thuê ruộng của Nhà Nước, (dù miếng ruộng đó là sở hữu của gia tộc mấy đời để lại). Tuy nhiên dù sao cũng còn được tự do canh tác theo ý mình (miển là nộp thuế đủ thôi), nhờ đó mới nhẹ thở được phần nào, có đồng vô đồng ra, có tiết kiệm được. Nhưng cộng sản đâu có muốn thấy người nông dân thơ thới như vậy . Cho nên họ mới vừa thở được thì lại bị nạn cường hào ác bá, nạn bóc lột của mọi cấp sứ quân xã ấp, với hơn 60 thứ lệ phí (giáo dục, y tế, giao thông, công chánh...) do các cấp ở địa phương tự do, tự động và tùy hứng ban hành (đó là chánh sách!). Dĩ nhiên ngoài 50 lệ phí và thuế chánh thức do Nhà Nước qui định. Do vậy người nông dân dù đầu tắt mặt tối vẫn không sao có đủ tiền nuôi sống gia đình, từ đó phải bỏ ruộng ra tìm việc làm thêm ở đô thị, và từ mấy năm nay đã thấy xuất hiện những "chợ người" khắp nơi (bán sức lao động, chợ lớn nhất ở ngay Hà Nội và Saigon trên 22000 người/năm) và "chợ máu" (bán máu ở quanh các bệnh viện). Làm sao sống được với một lợi tức bình quân đầu người không đến 5 mỹ kim một tháng? (theo ước lượng của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc). Cũng theo bản ước lượng nầy thì một nửa của dân số 77 triệu người Việt Nam sống dưới mức nghèo khổ. Nhất là nông dân người thiểu số, thì là cực kỳ nghèo khổ: Trên 9 tỉnh miền Việt Bắc và miền Tây Nguyên phải chịu đói gạo từ 6 tới 8 tháng hằng năm, (vì bình quân lương thực (gạo, khoai hay bắp) chỉ có khoản 300 lbs/ năm/ người) nên phải theo chánh sách ăn độn của cộng sản (độn rau, độn cỏ tùy từng vùng). Nhưng dù có thêm "chợ người" hay "chợ máu", thì tình trạng đói quanh năm của trên 5 triệu dân nói trên cũng không ai cần biết đến, kể cả Lê khả Phiêu và Thường Trực Trung Ương và Nhà Nước. Vì đói mãi mà vẫn không thấy có biện pháp giải quyết, không thấy có lệnh tiếp tế lúa gạo gì cho các vùng Việt Bắc và Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam bao giờ!! chỉ thấy lệnh nâng chỉ tiêu xuất cảng gạo hằng năm lên mãi mà thôi( từ 3,450 triệu tấn năm 1998 lên 3,9 triệu tấn năm 1999). Ấy là chưa nói đến hàng triệu dân nghèo nạn nhân các vụ thiên tai bảo lụt hằng năm ở miền duyên hải chỉ nhờ hột gạo cứu trợ của các cơ quan từ thiện quốc tế chớ không ăn được một hột gạo của Nhà Nước, vì gạo của tư bản đỏ phải được dành cho xuất cảng!!!

- Đã vậy mà Nhà Nước còn sợ nông dân không thực hiện đúng mục tiêu đề ra là "đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống" nên Phan văn Khải vừa ký ban hành một "nghị định mới về tạm giữ tạm giam" (số 89/ND/CP ngày 7/11/98) đưa thêm cùm về nông thôn .

Phối hợp chặt chẻ với nghị định 31/CP của Võ văn Kiệt. Nghị định mới của Khải cho phép mỗi cơ quan an ninh (công an, quốc phòng) đủ mọi cấp, từ quân đoàn, sư đoàn, thành phố, tỉnh huyện cho đến tận phường khóm xã ấp, được xây cất một hoặc hai trại giam tùy theo tình hình đòi hỏi. Đúng là Lê khả Phiêu đã quá lo xa, chu đáo đến độ phải dự trù phương tiện "giữ an ninh" cho "liên minh công-nông-trí thức" mà ông ta coi là nền tảng của đại đoàn kết dân tộc trong đường hướng "bảo vệ chế độ" trong giai đoạn cực kỳ đen tối hiện tại, một liên minh mà ông kêu gọi thành lập trong đại hội Nông Dân kỳ III. Như vậy là "chủ trương lớn" của Phiêu đã dự trù cho người nông dân phải "phấn đấu để gia nhập hợp tác xã" của Nhà Nước để tiến mạnh tiến nhanh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa vậy!!!

   Song song với công tác an ninh nói trên, công tác "Thiết Ché Dân Chủ" cũng đang được xúc tiến: Xà Phụng Hiệp (Cần Thơ) nằm ngay rún vựa lúa Miền Nam đã trở thành một thí điểm bầu cử trưởng Ấp, không do đảng hay Mặt Trận Tổ Quốc đề cử! Rồi đây chế độ sẽ cho tiến hành trên toàn quốc, đúng theo sách lược vừa học xong của Trung Quốc! Đó cũng là một trong 5 mục tiêu hàng đầu của Nghị Quyết về Nông Thôn:

     "Thực hiện quy chế Dân Chủ, bảo đảm ổn định chánh trị xã hội và đoàn kết nông thôn"

Nhưng ý đồ của họ là một việc, thực hiện được hay không là một việc khác.

Dự kiến của Hà Nội là sẽ huy động được 20 tỹ mỹ kim từ đầu tư ngoại quốc, và 20 tỷ Mỹ kim từ bên trong nước, trong kế hoạch và chiến lược kinh tế từ 1999, kể cả phần công, nông nghiệp.

a).- Trên thực tế vào cuối năm 98, vốn từ bên ngoài vẫn ở trong tình trạng "giải ngân nhỏ giọt", đầu tư càng ngày càng teo tóp, một số lớn doanh gia ngoại quốc đang nhanh chân tháo chạy, có khi phải "bỏ của chạy lấy người"!. Vậy còn ai dám nhảy vào Việt Nam để đầu tư phát triển nông nghiệp? một sự đầu tư vừa quá dài hạn vừa quá bấp bênh nguy hiểm vừa không bảo đảm được lời lổ ra sao, vừa không bảo đảm an ninh được cho bản thân. Chính ông đại sứ Paterson trong hội nghị của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ ở Hong Kong mới đây đã phát biểu là "Việt Nam không thể xây dựng một nền kinh tế dựa trên đầu tư ngoại quốc và các món tiền viện trợ phát triển được " (chúng tôi sẽ phân tách rõ hơn trong một bài tới)

b).- Khi dự kiến huy động 20 tỹ mỹ kim trong nước là cộng sản muốn "tróc nã", vét cho sạch tiền tiết kiệm của dân chúng mà phần lớn là nông dân (80% dân số). Đây là kế hoạch lớn của Hà Nội được gọi là "phát huy nội lực" để gia tăng nguồn vốn cho "phát triển nông thôn và nông nghiệp". Tức là sẽ vơ vét tiền tiết kiệm của người dân dưới dạng nữ trang, và tiền mặt cất dấu kỹ ở gầm giường, dưới hình thức mời dân "tự nguyện mua công khố phiếu"! (không ép buộc đâu nhé, công an mời mua thôi!). Dĩ nhiên dưới chiêu bài mới mẻ "tất cả cho nông thôn, tất cả cho phát triển nông nghiệp và nông thôn". Đặc biệt hơn nữa là các đối tượng có thân nhân ở ngoại quốc, thì công an săn sóc kỹ hơn khi "mời mua công phố phiếu" bằng ngoại tệ! Vì Nhà Nước đã giao chỉ tiêu cho từng đơn vị an ninh rồi. Hơn nữa, "nội lực" mà cộng sản dự trù phát huy phải được hiểu ngầm là ngoại tệ tiết kiệm của những gia đình có thân nhân ở nước ngoài, và ngoại tệ của đồng bào ta ở hải ngoại về thăm quê nhà! Như vậy, chúng ta thấy ngay ý đồ của bọn mafia cộng sản trong màng vơ vét trong giai đoạn sắp tới nầy.

Kết Luận:

   Qua một vài vụ việc vừa trình bày trên, chúng tôi xác nhận một lần nữa là đến giờ sắp bước qua thế kỷ 21 sắp bước qua một thiên niên kỷ mới rồi mà cộng sản Việt Nam vẫn còn khư khư ôm chặt một chân lý lỗi thời mà hầu hết cộng sản trên thế giới đã vứt vào sọt rác từ lâu rồi.

Thật vậy, từ Hồ chí Minh trở xuống qua các triều đại Trường Chinh, Lê Duẫn, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười cho đến Lê khả Phiêu trong hiện tại, cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ ràng và đầy đủ tính chất phi dân tộc, (vẫn trung thành và mù quáng tôn thờ chủ nghĩa "quốc tế" của cộng sản đệ tam).

Từ đó tất cả đường lối chánh sách hay bất cứ "chủ trương lớn nhỏ" nào do tập đoàn lãnh đạo cộng sản đề ra đều không bao giờ và muôn đời không bao giờ họ chọn lựa cho dân tộc, hay cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Cho dù đường lối chánh sách đó xuất phát từ bất kỳ nghị quyết nào, của bất kỳ đại hội lớn nhỏ nào, của bất cứ cấp nào cũng vậy. Tất cả đều nhằm biến dân tộc thành công cụ, tài nguyên, hay phương tiện phục vụ cho Quyền Lực của Đảng và chế độ mà thôi!

"Chuyện dài xã hội chủ nghĩa" vẫn còn dài dài.....

Tiểu bang Washington một ngày đầu năm 1999
Trường Sơn DHN

Trở lại: Mục Lục Lưu Trữ