LỜI  GIỚI  THIỆU  TÁC GIẢ

 

     Phóng viên có tầm vóc, nhà báo, tác giả kịch nghệ, tiểu thuyết... v.v.. Jean Lartéguy thông báo ngay là trong cuốn sách nầy, được thảo trong một phòng ngủ ở khách sạn Continental tại Sài Gòn, ông đã mô tả những giờ cuối cùng của sự đầu hàng của Miền Nam Việt Nam và một cuốn sách kế tiếp së nói về cơn hấp hối của thành phố Sài Gòn .

    Trên thật tế, mặc dầu là anh đã nói như vậy nhưng thật sự đây là cơn hấp hối của thủ đô Sài Gòn mà Jean Lartéguy mô tả với tài năng thường ngày của mình. Từ khi Bắc Việt bắt đầu tấn công Miền Nam Việt Nam , quân lực Miền Nam với 270.000 người đã chống với 230.000 quân Bắc Việt và quân Việt Cộng (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) . Quân số ngang ngửa nhau,và Miền Nam Việt Nam cũng có thể dành được chiến thắng, nếu ở Sài Gòn có một Bộ Tham Mưu có đầy đủ chiến lược. Tác giả biết rõ về các giai đoạn của tấn thảm kịch ở Đông Dương  đã lên án một cách không vừa lòng những người có trách nhiệm của Miền Nam . Để đối lại với sự tham nhũng của các tướng lãnh và sự thiếu ý thức của binh sĩ Miền Nam Việt Nam , phía Bắc Việt có sự dũng cảm của các cấp cán bộ và sự tận dụng các binh sĩ. Không có gì lạ hết, vì thế mà chỉ trong hai tháng, gần như không có đánh nhau, quân lực Miền Nam Việt Nam  bị tan rã. Như thế, bây giờ Sài Gòn được gọi là thành phố Hồ chí Minh: một giai đoạn mà nhiều người ở Âu Châu đã coi. như một chiến thắng. Trong quyển sách nầy Jean Lartéguy cũng cho chúng ta thấy tại sao Sài Gòn không bị đốt cháy.

_________________________________

 

LỜI  TỰA CỦA TÁC GIẢ

       Bức màn tre vừa được thả xuống Sài Gòn và xuống 25 năm cuộc đời của tôi.

Tôi đặt chân lên Sài Gòn lần đầu tiên vào năm 1950. Tôi đã qua Việt Nam trên con tàu Marseillaise, một chiếc tàu sơn toàn trắng, trên đó các sĩ quan trẻ đều quyết tâm đi tìm cái chết .  Chúng tôi đã phung phí lương của mình trong các quán rượu thượng hạng để làm cho các cô gái lai xinh đẹp để ý đến mình, các bà vợ của các nhà trồng tỉa hay công chức đang đi trở về với chồng trong cái thiên đường ngoại quốc nầy.

       Tôi bị đuổi đi cũng từ Sài Gòn ngày 28 tháng 5 năm 1975. Một sự liên lạc thật là sôi động ! Giặc giáo phái suýt làm tôi mất mạng, chuyện sát hại ông Diệm, chuyện đổ bộ ồ ạt của quân lính Mỹ, các cuộc đảo chánh leo thang, tướng Khánh với bộ râu dưới cằm và một cái đầu rỗng tuếch, Nguyễn cao Kỳ với quân phục phi công sáng chói, ông Thiệu khó mà thấy được mặt và ông Minh "lớn" lúc nào cũng im lặng bởi vì ông không có gì để mà nói, nhưng chơi quần vợt rất sành và trồng nhiều giống lan.

    Người ta "vứt" tôi ra khỏi thành phố nầy, một thành phố đã không còn mang tên là Sài Gòn nữa, mà là thành phố Hồ chí Minh, một thành phố của "bác Hồ", một thành phố mà càng ngày càng trở nên xa lạ với tôi quá ; tôi còn gì để làm ở đó nữa.

 

    Còn thành phố kia, thành phố mà tôi thương mến, nó đã chết rồi khi các chiến xa Liên Xô với các xa đội Bắc Việt đã ủi sập hàng rào của Dinh Độc Lập mà không cần đòi hỏi người ta cũng së mở ra cho họ vào...

     Ba người dân của sao Hỏa từ Hà Nội vào, nhỏ con, mặc quân phục màu xanh lá cây, đội nón cối, đeo súng lục lủng lẳng bên hông, đã tống đạt dưới hình thức một bản án, lệnh trục xuất tôi "vì những bài viết của tôi". Họ không biết là tôi đã quyết định lên phi cơ ngay ngày hôm sau, và họ cũng không biết là tôi cũng không vui vẻ  gì để kéo dài thêm thì giờ ở bên cạnh một thành phố đã chết.

      Đó không phải là một cuốn sách .Nó chỉ là một bản thảo. bản thảo đó , có thể rồi tôi cũng së viết, một ngày nào đó thôi. Chỉ là chuyện giã biệt Sài Gòn của tôi. Và cũng là lịch sử của 5 ngày hấp hối của Sài Gòn và câu chuyện kể về cái chết của thành phố nầy. Nhưng đó không có gì khác hơn là những ghi vội thảo nhanh trên giấy trong phòng ngủ của tôi ở khách sạn Continental mà thôi!

 

                                                                                               Jean Lartéguy

      

 


Trở về trang Mục lục
1